Ngày 23/6/2022, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa nắng nóng năm 2022. Theo đó, những ngày gần đây và thời gian tới, Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương dự báo diễn biến thời tiết sẽ tiếp tục nắng nóng gay gắt hơn, khô hạn có thể kéo dài, gió Lào sẽ thường xuyên xuất hiện, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Để chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp; quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện và chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Điều 102 của Luật Lâm nghiệp; các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 10/02/2022 về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR, giai đoạn 2021-2030; Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 18/5/2022 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 07/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Phương án PCCCR tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025 và các văn bản chỉ đạo hác có liên quan đến công tác BVR, PCCCR.
Yêu cầu Chủ tịch UBND các địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo, điều hành một cách hẩn trương, kịp thời trước các tình huống cháy rừng xảy ra trên địa bàn; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các phòng chuyên môn, chủ rừng, đơn vị liên quan tập trung mọi nguồn lực để thực hiện quyết liệt hơn nữa công tác PCCCR; thực hiện ngay việc kiểm tra, hướng dẫn, giám sát UBND các xã, chủ rừng thực hiện nghiêm quy định công tác PCCCR, đặc biệt là kiểm soát chặt các nguyên nhân gây cháy rừng trên địa bàn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác PCCCR; kịp thời thông báo cấp dự báo cháy rừng trên Đài Phát thanh và Truyền hình huyện, hệ thống loa phát thanh của xã, thôn (bản), tuyên truyền lưu động và các hình thức tuyên truyền khác phù hợp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác PCCCR của chủ rừng, nhân dân trên địa bàn.
Các địa phương có rừng trồng Thông, tiếp tục quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác nhựa Thông (dừng khai thác nhựa Thông trong những ngày nắng nóng, nguy cơ cháy rừng từ cấp III trở lên); chấp hành, thực hiện nghiêm việc cấp phép khai thác, giám sát quy trình kỹ thuật khai thác, ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép, khai thác sai quy trình kỹ thuật.
Khi cháy rừng xảy ra, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã phải khẩn trương, kịp thời huy động lực lượng tại chỗ, phương tiện ỹ thuật, hậu cần và trực tiếp chỉ huy chữa cháy. Nếu xảy ra cháy lớn, có thể vượt hả năng cứu chữa của địa phương, thì huy động lực lượng của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn theo quy chế phối hợp đã được ký kết; đồng thời báo cáo UBND tỉnh xin hỗ trợ lực lượng; phân công cắt cử người địa phương sẵn sàng tiếp nhận và hướng dẫn chỉ đường cho các lực lượng được điều động tăng cường hỗ trợ chữa cháy rừng tiếp cận đám cháy nhanh nhất...
Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ chỉ huy đội Biên phòng tỉnh; các cơ quan truyền thông Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa...