11/01/2025 lúc 06:40 (GMT+7)
Breaking News

Ông Trần Quốc Thại, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh với ký ức sau hơn 30 năm tái lập tỉnh

Sau hơn 30 năm tái lập từ một tỉnh nghèo nhất cả nước, Hà Tĩnh đã vươn lên trở thành một tỉnh giàu đẹp. Bồi hồi nhớ lại những gian nan của buổi hàn vi thời còn là Nghệ Tĩnh. Nhân kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh chúng tôi có dịp tiếp kiến ông Trần Quốc Thại (Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh) người đứng mũi chịu sào thời bấy giờ đã làm nên kỳ tích cho một Hà Tĩnh hôm nay.

Và một buổi sáng tiết trời Đông chí, trong cái giá rét se sắt, chúng tôi gặp ông trong căn nhà khuôn thước cấp 4 thời cổ xưa. Quá tuổi bát tuần nhưng ông vẫn nhanh nhẹn, tinh tường với ánh mắt thăm thẳm như nhìn vào cõi xa xăm với nụ cười đôn hậu.

    Ông Trần Quốc Thại bồi hồi nhớ lại ký ức một thời

 

Nghệ An vốn dĩ đã rộng, dân số đông, sau khi sáp nhập Hà Tĩnh vào trở thành một địa phương có diện tích và dân số cao nhất nhì cả nước. Vấn đề dân số thời ấy là gánh nặng lớn đối với toàn Đảng bộ và các cấp chính quyền. Xoay xở thế nào cho một bộ máy hoạt động nhịp nhàng từ Tỉnh ủy đến các Sở, Ban, ngành xuống địa phương là đã khó, còn xoay xở miếng ăn cho một tỉnh có hơn 3 triệu miệng ăn, cái thời bao cấp ấy thật nan giải. Nhưng cái khó ló cái khôn, cuối cùng cũng phải thích ứng để tồn tại. Ngoài ra việc giao thông đi lại gắn kết kinh tế các vùng miền, giao lưu văn hóa lại càng phức tạp vì các phương tiện thông tin thời đó còn bất cập so với nhu cầu trong điều hành. Tôi còn nhớ có những cuộc họp, cán bộ Kỳ Anh, Cẩm Xuyên… thời đó chưa có xe máy, một số người phải đi bằng chiếc xe đạp cọc cạch, nên việc có mặt đúng giờ để kịp họp ở Vinh nhiều khi phải dậy từ 3 giờ sáng, lo bơm xe cơm đùm, cơm gói để lên đường Bắc tiến. Có những hôm chúng tôi ra đến phà Bến Thủy 5 giờ sáng tưởng kịp, ai ngờ phà lại bị hỏng ở bờ Bắc lại phải chờ đến 9 giờ coi như mất luôn cả buổi sáng. Đó chưa nói là có những lúc đi công tác lên tận Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông thì đường đi gần bằng đến Hà Nội. Theo chúng tôi việc nhập tỉnh trong thời kỳ bao cấp ấy đã làm chậm lại sự phát triển kinh tế của người Nghệ Tĩnh khi đất nước đã thống nhất. Năm 1991 sau khi tách tỉnh người Hà Tĩnh lại phải làm lại từ đầu. Nói vậy chứ làm lại từ đầu một gia đình đã là khó huống chi cả một tỉnh trong bối cảnh nơi ăn chốn ở của cán bộ công viên chức còn chưa có gì. Công nghiệp què quặt lạc hậu, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp đóng cửa vì không thể chịu nổi sự thách thức cơ chế kinh tế thị trường. Với ý chí của người Hà Tĩnh các cấp từ tỉnh, đến các hội đoàn cơ sở đã bắt tay xốc lại hành trang cho một hành trình mới để xây dựng lại cơ đồ.

Thế những việc cần làm trước hết đó là việc gì thưa ông:

Để chủ trương thông suốt từ dưới lên trên chúng tôi đã triệu hồi một cuộc hội nghị toàn tỉnh từ Bí thư, xóm trưởng, đến xã, huyện, tỉnh; họp liên tục trong vòng 2 ngày lấy ý kiến dân chủ, đi đến thống nhất, toàn đảng, toàn quân, toàn dân bắt tay xây dựng lại Hà Tĩnh từ đây. Trước lúc kết thúc Hội nghị, bộ máy Lãnh đạo lâm thời của tỉnh, thông qua Nghị quyết: Quyết tâm từng bước xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh giàu mạnh, cả hội trường vỗ tay không ngớt, rồi ông kể tiếp: Sau cuộc hội nghị ấy là phong trào hiến đất để tỉnh, huyện xây dựng công sở làm việc. Tôi nhớ mãi một cán bộ phụ nữ làm trưởng phường Bắc Hà thời bấy giờ, khi tôi đang làm việc trên bàn thấy chị ta gõ cửa vào, vui mừng báo tin: lại thêm một người dân hiến tặng 2 sào đất cho tỉnh nữa để làm trụ sở Viện kiểm sát nằm ngay bên cạnh đường Nguyễn Công Trứ hiện nay…Việc bắt tay xây dựng lại cơ đồ khi tái lập tỉnh còn nhiều chuyện lắm lắm, như giao thông, cầu cống, đường sá nhiều nơi còn phải chèo đò đi lại trắc trở; ưu tiên việc gì làm trước, việc gì làm sau như nhà báo hỏi thì tôi đã phần nào đã nói như trên, việc XD cơ sở hạ tầng nhà ở, nhà làm việc, trụ sở, đường sá giao thông đi lại rất bức bách, muốn đến được nơi làm việc thì phải có đường sá đi lại. Hà Tĩnh là một tỉnh phải chịu đựng đau thương mất mát lớn nhất do chiến tranh gây ra, bình quân mỗi mét vuông đất có đến 3 quả bom đạn của giặc Mĩ ném xuống, nên đường sá giao thông cho đến thời chia tách tỉnh cũng chưa thể hàn gắn được, việc lưu thông đi lại vẫn còn nhiều vùng phải dùng bằng thuyền bè qua sông, từ đó xuất hiện tuyến đường 22 tháng 12 hiện nay là cầu Hộ Độ bắc qua sông Hộ Độ, giải quyết được việc đi lại giữa miền biển, đồng bằng với miền núi và nhiều cầu cống được đầu tư xây dựng, nối liền các tuyến giao thông với đường thiên lí bắc nam. Đấy là thành công ngoài mong đợi sau tái lập tỉnh, những việc chúng tôi làm trước.

      Tác giả với ông Trần Quốc Thại

Sau đó với cách làm của Hà Tĩnh như thế nào để có được cơ ngơi như hôm nay?.

 Nhà báo nên nhớ một kỉ niệm mà tôi tâm đắc mãi cho đến bây giờ đó là việc xây dựng cảng Vũng Áng, bởi Hà Tĩnh sau khi tái lập công nghiệp không ống khói là chủ yếu nên Ban thường vụ tỉnh ủy, UBND tỉnh ra nhiều Nghị quyết muốn Hà Tĩnh phát triển đi lên thì nông nghiệpvẫn là hàng đầu rồi nhưng phải tư duy đổi mới, kêu gọi xúc tiến đầu tư của các tỉnh thành phố, lúc đó chưa thể vươn ra được nước ngoài.

Một góc thành phố Hà Tĩnh hôm nay

 

Thưa ông Hà Tĩnh bây giờ đã đổi thay, phát triển mạnh lớn mạnh, không còn nghèo nàn và khó khăn như trước đây nữa, có được như hôm nay, cảm nghĩ của ông?

Có lẽ việc tái lập tỉnh là kỉ niệm mãi mãi trong tôi không bao giờ phai, dấu ấn của đời tôi đó là được sự quan tâm giúp đỡ của các bộ ngành Trung ương bởi khi chia tách tỉnh trở về là hai bàn tay trắng, tiền bạc không có. Khi ra gặp các bộ, các ngành Trung ương, đi đâu đến đâu là các đồng chí ngoài nớ đều ôm chầm lấy chúng tôi, họ sẵn sàng chia sẻ và đáp ứng mọi yêu cầu đề xuất đối với tỉnh Hà Tĩnh, ai nấy đều tay bắt mặt mừng khi chúng tôi ra, mỗi đề xuất của chúng tôi đều được đáp ứng giống như họ đã chuẩn bị sẵn cho chúng tôi rồi. Từ chủ trương, chính sách, tiền bạc, chuẩn bị đầu tư cho một tỉnh mới như Hà Tĩnh, lúc đó sự ân cần của các đồng chí, lãnh đạo Đảng, Chính phủ đến bộ ngành đều chung một tình cảm ân cần chỉ bảo, cứ làm đi nếu thiếu đâu thì Trung ương sẽ giúp và lo cho Hà Tĩnh. Đấy là nói về sự quan tâm đặc biệt của Trung ương trong đó có một số tỉnh bạn như Nghệ An, Hà Nội, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh… Còn nói về bộ máy lãnh đạo trong tỉnh thời bấy giờ, chia tách tỉnh tôi được đề bạt làm bí thư tỉnh ủy, anh Nguyễn Ký người Kì Anh là chủ tịch tỉnh, hai chúng tôi làm việc với nhau đều một ý chí, kẻ nói người nghe. Anh Ký đã lăn xả vào tất cả các công việc, cách thức của anh ấy làm việc, việc nào ra việc ấy, nhất là cái tư duy để chuyển đổi phát triển công.

Nông thôn mới Hà Tĩnh hôm nay

 

Anh Ký là nhân vật số một mà tôi ghi nhận, đến các công trình dự án khác như Công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang lớn thứ hai của cả nước, các khu du lịch biển… Tôi cũng rất ghi nhận đánh giá cao sự đồng hành của các đồng chí lãnh đạo khác trong thời kì như anh Đặng Duy Báu, anh Nguyễn Hoàng Trạch… rất nhiều các đồng chí bí thư, chủ tịch các huyện, thị xã trong tỉnh đã đồng tâm hợp lực, chia sẽ ngọt bùi vì một Hà Tĩnh hôm nay.

Nhớ lại hồi mới chia tách tỉnh, tổng thu ngân sách tỉnh chỉ đạt 18,2 tỷ đồng/năm, bình quân thu nhập đầu người đạt 0,73 triệu đồng/người/năm, sau hơn 30 năm, năm nay 2022 Hà Tĩnh có tổng thu ngân sách đã đạt trên 17.000 tỷ, đây có thể nói như một giấc mơ ngàn năm mới có. Đấy là nói về thu ngân sách, còn nói về bộ mặt nông thôn thì không thể nói hét được, bởi Hà Tĩnh được TW, các tỉnh thành phố trên cả nước về học tập Hà Tĩnh làm nông thôn mới bởi nông thôn Hà Tĩnh nay đã trở thành những vùng quê đáng sống, bình quân thu nhập đầu người đạt GRDP đạt 70 triệu đồng/người, đó là sự cố gắng nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh. Tin tưởng rằng với đà này, những năm tới Hà Tĩnh sẽ có bước phát triển vượt bậc hơn nữa như lời khảng định của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải phát biểu giữa Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh kết thúc năm 2022 vừa qua.

Miền Trung những ngày cuối năm 2022

Anh Bình