VNHN - Đảng Dân chủ Albania giành được đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1992. Giáo sư Tiến sĩ Sali Ram Berisha, với tư cách là Chủ tịch nước, đã cam kết Albania sẽ gia nhập Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) chỉ vài tháng sau khi ông được bầu chọn, với hy vọng rằng Albania sẽ được cấp một khoản viện trợ kinh tế đáng kể. OIC đã trao cho quốc gia này đầy đủ quyền của một thành viên. Sau khi Albania trở thành thành viên của OIC, chính quyền Albania đã đơn phương tạo điều kiện cấp thị thực cho công dân của hầu hết các nước Ả Rập hoặc thậm chí miễn trừ cho họ khỏi các yêu cầu thị thực, đã tạo ra một con đường thuận lợi cho sự xâm nhập vô căn cứ của các cấu trúc khủng bố Hồi giáo cực đoan khác nhau từ thế giới Ả Rập đến Albania, Kosovo và các nước Balkan khác.
Điều này cũng được chứng minh trong phiên tòa "Balkan Arabs", được tổ chức tại Cairo năm 1999, xét xử 107 người bị buộc tội khủng bố, bao gồm cả cấp phó của Osama bin Laden là Al Zawahiri, người bị kết án tử hình (vắng mặt). Trong phiên tòa này, Osama bin Laden cùng với một số cấu trúc khủng bố khác bị luận tội đã thành lập hoặc đồng sáng lập một số tổ chứcdưới danh nghĩa nhân đạo ở Balkan để tài trợ cho hoạt động của các phần tử cực đoan Hồi giáo đầu tiên ở một số vùng Balkan, cũng như hỗ trợ những kẻ khủng bố từ Cận Đông, buôn bán vũ khí quốc tế, rửa tiền, v.v...
Không còn nghi ngờ gì nữa, tư cách thành viên của Albania trong Tổ chức Hội nghị Hồi giáo đã ảnh hưởng đến sự thức tỉnh nhận thức tôn giáo và trao quyền cho các tổ chức Hồi giáo ở Albania. Trong thời gian đó, hàng chục thanh niên Albani từ các quốc gia khác ở Balkan đã được gửi đến các trường thần học ở Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Đông để giáo dục và đào tạo về tôn giáo.
Trong bối cảnh đó, hoạt động do tín ngưỡng đã được phục hồi và phát triển, nhân đó một số thành viên của các tổ chức Hồi giáo phi chính phủ từ Trung Đông lần đầu tiên đến Albania với mục đích củng cố vững chắc lòng mộ đạo Hồi giáo bằng các hình thức khác nhau như viện trợ quỹ và vật chất cho tổ chức tôn giáo trong nước.
Từ sau sự bùng nổ chiến tranh tại Bosina- Herzegovia (cuộc chiến kéo dài từ năm 1992 đến năm 1995), lần lượt sau đó là bắt đầu xung đột quân sự tại Albania năm 1997, và bùng nổ chiến tranh tại Macedonia năm 2001, tất cả tình trạng đó đã tạo điều kiện cần cho sự ra vào không kiểm soát của hàng chục các tổ chức Hồi giáo cực đoan đến từ Trung Đông, cùng với các hoạt động phá hủy không kiểm soát trên các vùng lãnh thổ của bán đảo Balkans nơi cư trú của các tín đồ Hồi giáo.
Những tổ chức ''tôn giáo'' và ''nhân đạo'' này ngay từ những ngày đầu hoạt động tại Albania đã thông qua việc phát tặng các tài liệu tôn giáo cực đoan, mở các khóa học và các trường học tôn giáo khác nhau, gửi hàng trăm thanh niên đi học tại các trung tâm tôn giáo ở nhiều nước khác nhau trong thế giới Ả Rập, cùng với các điều khoản viện trợ nhân đạo. Những hoạt động đó đã đẩy nhanh việc thành lập một số tổ chức mang hệ tư tưởng tôn giáo cực đoan mới trên bán đảo Balkans mà không bị phát hiện ra cho đến mãi sau này. Sau đây là sơ lược về một số tổ chức đó.
1. Tổ chức viện trợ Hồi giáo quốc tế (HRO). Tổ chức nhân đạo này là một phần của tổ chức Hội nghị Tôn giáo được thành lập bởi Saudi KingChalid ibn Abd al-Aziz. Một nhánh của tổ chức này đã được đăng kí tại Albania vào năm 1990, và được điều hành bởi Mohammad al-Zawahiri, em trai của phó thủ lĩnh Al-Qaida Ayman al -Zawahiri. Tổ chức Hồi giáo này là tổ chức Hồi giáo đầu tiên được cấp phép tại Albania, thực hiện hoạt động phá hoại bằng cách cung cấp tài chính để mở rộng hệ tư tưởng Hồi giáo cực đoan thông qua khuyến khích các hoạt động nhân đạo khác nhau.
Theo luật Hồi giáo, tổ chức này chỉ phân phát các viện trợ vật chất cho các tín đồ Hồi giáo. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên cộng đồng người Bektashi cải đạo sang dòng Hồi giáo Sunni. Cùng với việc truyền bá hệ tư tưởng tôn giáo cực đoan, chính tổ chức này cũng tài trợ cho các chiến binh ở Bosnia và Herzegovina và bộ máy cực đoan quá khích ở Kosovo. Sau việc tài trợ cho các hoạt động khủng bố, vào năm 2007 tổ chức này bị lọt vào danh sách các tổ chức bị cấm hoạt động (Danh sách các tổ chức bị cấm) và bị chấm dứt hoạt động tại Albania.
2. Ngân hàng Hồi giáo Arab - Albania. Sau khi Albania gia nhập Tổ chức Hợp tác Hồi giáo vào năm 1992, Ngân hàng Phát triển Hồi giáo đã ra tuyên bố rằng người Albania được phép mở '' Ngân hàng Hồi giáo Albania Arab'' tại Tirana và họ hứa rằng các khoản cho vay lớn sẽ chỉ được nhằm vào việc tái thiết và phát triển nền kinh tế ở Albania. Nhưng thay vì giữ đúng lời hứa của mình, Ngân hàng Hồi giáo Albania Arab chỉ tài trợ riêng cho việc xây dựng hàng trăm các nhà thờ Hồi giáo và đào tạo hàng nghìn các thanh niên Albania trong các khóa học về tôn giáo diễn ra ở khắp mọi nơi trên đất nước Albania cũng như các trung tâm đạo Hồi khác nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi, Qatar, Ai Cập, Malaysia, Pakistan và v.v... Theo một số nguồn tư liệu, Ngân hàng này đã trả cho các gia đình nghèo 25 đô la Mỹ mỗi tháng để họ gửi con mình đến các lớp học tôn giáo nơi học thuyết Wahhabi và Selafi được giảng dạy.
3. Quỹ Muwafaq. Theo những nguồn tin chính thức, Osama bin Laden đã ở Albania vào năm 1994. Một báo cáo của cảnh sát quốc tế tại Luân Đôn cũng đã xác nhận rằng rất có khả năng bin Laden đã ở đó. Trong khoảng thời gian này, một nhánh của tổ chức Muwafaq ('' Viện trợ Bác Ái'') đã được thành lập. Cùng với năm công ty riêng, tổ chức này đã hoạt động dưới sự che chở của Makhatab al- Khidamat.
Là tổ chức sau cùng được thành lập bởi Osama bin Laden, tổ chức Muwafaq được điều hành bởi Yasin Abdullah Ezzedine al- Qadi đã truyền bá học thuyết Selafi ở Albania. Các chi nhánh khác của tổ chức này ở Bosina, Pakistan, Sudan, Afghanistan và Somalia vv.., đã tham gia vào việc thăm dò các nguồn tài chính để cung cấp cho các hoạt động khủng bố. Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Muwafaq cũng tổ chức buôn lậu quân sự từ Albania sang Bosina- Herzegovina. Tổ chức Muwafaq cũng bị nghi ngờ đầu cơ trục lợi từ vụ trộm hơn 100.000 hộ chiếu của người Albania sau sự kiện vào năm 1997 để trang bị cho những thành viên của tổ chức Al-Qaida và tổ chức Hồi giáo Thánh chiến Ai Cập.
4. Tổ chức Hồi giáo Al-Haramain. Tổ chức Hồi giáo Al- Haramain được thành lập tại Albania vào năm 1994 theo yêu cầu của Yasin Abdullah Ezzedine al- Qadi, Chủ tịch của Quỹ Muwafaq. Thực tế, tổ chức này được thành lập bởi Abdul Latif Saleh, người đã có được hộ chiếu của Albania nhờ vào sắc lệnh đặc biệt của nguyên Tổng thống Sali Berisha. Seleh và Al- Qadi đã từng được cho là có quan hệ làm ăn cùng nhau như là đối tác tại Albania, trong khi đó Saleh cũng đã trực tiếp điều hành một số công ty của al- Qadi ở đó.( Việc điều chuyển nhân viên và vốn từ một tổ chức Hồi giáo này đến một tổ chức Hồi giáo khác là một hoạt động bình thường tại Nhà nước Balkan).
5. Safet Ekrem Durguri sinh ngày 10 tháng 5 năm 1967 tại Rahovee Kosovo, điều hành tổ chức này từ năm 1998 đến năm 2002. Theo một số nguồn tin, Al-Qaida và nhiều nhóm khủng bố quốc tế khác như Jemaah Islamiyah, tổ chức Hồi giáo Thánh chiến Ai Cập, Lashkar-I-Tayyaba cũng đã trục lợi từ quỹ của tổ chức này, nơi cũng đã tài trợ nỗ lực cho tổ chức Hồi giáo thánh chiến Albania (AIJ). Tổ chức Hồi giáo Al-Haramain bị tình nghi giết Tổng Thư ký của Cộng đồng Hồi giáo Tirana vào ngày 13 tháng 1 năm 2003. Vụ giết người này xảy ra sau khi Salih Tivari kết tội vụ tấn công khủng bổ của tổ chức Al- Qaida và lên tiếng phản đối chống lại các yêu cầu của nhóm phần tử Hồi giáo cực đoan khi ép buộc các tín đồ Hồi giáo đi đến các nhà thờ Hồi giáo 5 lần một ngày để cầu nguyện.
Kể từ sau chiến tranh, tổ chức Hồi giáo Al- Haramain mở rộng hoạt động của tổ chức tại Kosovo, trong khoảng thời gian từ năm 1999-2005, hắn ta đã đầu tư hơn 100 triệu Euro để xây dựng hàng chục nhà thờ Hồi giáo mới, xây dựng Trung tâm Prince Sultan Laparoscopie nằm trong Trung tâm Trường Đại học Y ở Kosova, chi tiền trong 5 năm cho 20 bác sĩ Kosovar ở Ả rập Saudi,, tái thiết lại 10 trạm y tế tại các thành phổ tự trị ở Besiana, Vushtrri, Mitrovica, Skenderaj, Klina, Decan, Gjakova, Rahovee, Ferizaj and Kacanik, cũng như tài trợ cho một số đại lý truyền thông Hồi giáo ở Kosovo. Hội Phục sinh Di sản Hồi giáo (RIHS).
Tổ chức này đã tham gia vào các hoạt động được nguỵ trang dưới hình thức tổ chức nhân đạo nhưng thực chất là tài trợ cho các hoạt động khủng bố quốc tế bằng cách khác nhau. Sự hình thành và sự hoạt động của các tổ chức Hồi giáo cực đoan nói trên chưa phải là tất cả song đã cho thấy mối liên hệ khăng khít giữa chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng về vật chất, tinh thần và nhân lực cho chủ nghĩa khủng bố.
Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố với các hình thức và mức độ khác nhau trên phạm vi toàn cầu khó đạt được hiệu quả như mong muốn nếu tách rời cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và cuộc đấu tranh này không chỉ bằng việc nhận diện chúng mà còn bằng các giải pháp tương ứng như Giáo sư Tiến sĩ Pajtim Ribaj, Đại học Tirana (Albania) đề xuất: "Vào thời điểm khi các thể chế và tổ chức tôn giáo có phương tiện bảo hộ và trợ giúp xã hội, đang lấp đầy khoảng trống tài chính của nhà nước, khi chủ nghĩa cực đoan tôn giáo đang nổi lên như một mối nguy hiểm và khi địa chính trị của tôn giáo là một lĩnh vực nghiên cứu chưa được khám phá, cần phải cải thiện quá trình ra quyết định chính trị, nắm lấy các chính sách kinh tế xã hội hiệu quả và khuyến nghị Chính phủ giảm bớt thất nghiệp và tăng các chính sách kinh tế vi mô, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để các gia đình nông thôn có thể thoát nghèo và thoát khỏi chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Từ đó, các chiến dịch tuyên truyền đang diễn ra của các nhóm tuyển mộ Hồi giáo cực đoan sẽ được ngăn chặn tốt hơn, ảnh hưởng của chúng sẽ giảm dần và khả năng tuyển mộ các chủ nhân khủng bố trong tương lai sẽ vô vọng".
KOLẼ KRASNIQI - GS.TS. Trường Đại học Luật Peja (Prishtina- Kosovo)