24/12/2024 lúc 07:44 (GMT+7)
Breaking News

BV Phụ sản Hà Nội bán thông tin sản phụ: Có dấu hiệu vi phạm Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009?

VNHNO - Việc thông tin của các sản phụ “vượt cạn” tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội liên tục bị các đơn vị dịch vụ quấy rầy không chỉ ảnh hưởng cho quá hình hồi phục sức khỏe sau sinh… Theo Chuyên viên tư vấn pháp lý Nguyễn Thị Hồng Yến: “Trong trường hợp thông tin sản phụ sau sinh bị các đơn vị dịch vụ khai thác do y, bác sỹ tiết lộ ra ngoài thì bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang vi phạm nghiêm trọng Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009”.

VNHNO - Việc thông tin của các sản phụ “vượt cạn” tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội liên tục bị các đơn vị dịch vụ quấy rầy không chỉ ảnh hưởng cho quá hình hồi phục sức khỏe sau sinh… Theo Chuyên viên tư vấn pháp lý Nguyễn Thị Hồng Yến: “Trong trường hợp thông tin sản phụ sau sinh bị các đơn vị dịch vụ khai thác do y, bác sỹ tiết lộ ra ngoài thì bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang vi phạm nghiêm trọng Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009”.

Như Việt Nam Hội nhập điện tử đã đưa tin: Thời gian vừa qua, cơ quan ngôn luận liên tục nhận được phản ánh về việc thông tin cá nhân của các sản phụ sau sinh tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội bị bán ra ngoài cho các bên dịch vụ khiến quá trình hồi phục sau sinh bị ảnh hưởng.

Ngày 18/9, Việt Nam Hội nhập điện tử cũng có bài viết: “BV Phụ sản Hà Nội: Có hay không việc bán thông tin sản phụ?” phản ánh về tình trạng sản phụ bị các công ty dịch vụ được cho là liên kết và quan hệ với y, bác sỹ bệnh viện Phụ sản Hà Nội cung cấp thông tin.

Trách nhiệm sẽ thuộc về ai khi thông tin cá nhân của sản phụ bị bán ra ngoài? 

Sự việc trên đang khiến dư luận hết sức quan ngại về quy trình quản lý và bảo mật thông tin cá nhân của sản phụ tại bệnh viện, trong khi đó lãnh đạo bệnh viện lại tỏ ra thờ ơ và trốn tránh trách nhiệm khi thông tin được đưa đến khiến dư luận không khỏi hoài nghi: Có hay không nhóm lợi ích trong sự việc này? Hay có chăng thông tin của sản phụ "có chân và biết chạy"?

Mở rộng thông tin về trách nhiệm cũng như những vi phạm khi tình trạng thông tin của sản phụ sau sinh tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội bị bán ra ngoài. PV Việt Nam Hội nhập điện tử đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hồng Yến, Chuyên viên tư vấn Pháp lý, Viện Chính sách Pháp luật và Quản lý - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. 

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Yến, trong trường hợp thông tin cá nhân của các sản phụ sau sinh tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội bị tuồn ra ngoài như phản ánh của PV đã đề cập không chỉ gây nên tình trạng bức xúc cho cá nhân người sản phụ cùng gia đình mà còn đang cho thấy sự buông lỏng trong quản lý thông tin người bệnh của bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đồng thời có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật.

Theo quy định tại điều 21 Hiến pháp năm 2013:  

“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
  
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”

Bên cạnh đó tại khoản 3 điều 38 Luật dân sự 2015 quy định: 

“Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” – Bà Yến cho hay.

Như vậy, không chỉ riêng Hiến pháp và Luật dân sự mới quy định về việc bảo mật thông tin cá nhân mà ngay trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 cũng có những quy định rất rõ ràng về vấn đề đã nêu. Việc thông tin sản phụ sau sinh bị các đơn vị dịch vụ khai thác có thể do y, bác sỹ tiết lộ ra ngoài thì bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang vi phạm nghiêm trọng Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 bởi tại khoản 5 điều 37 - Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 có quy định: “Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này”.

Vậy trách nhiệm để xảy ra thực trạng trên sẽ thuộc về ai? Phương hướng xử lý tình trạng trên sẽ diễn ra như thế nào? Những câu hỏi này xin được gửi đến Sở Y tế Hà Nội để tìm câu trả lời.

Việt Nam Hội nhập điện tử sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc!