05/01/2025 lúc 09:17 (GMT+7)
Breaking News

Phát triển nghệ thuật Chèo trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030

Giai đoạn 2022 - 2025, Thái Bình xây dựng 04 mô hình điểm về phát triển nghệ thuật Chèo trong trường học tại 03 địa phương có làng chèo nổi tiếng từ rất lâu đời: Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phong Châu (xã Phong Châu, huyện Đông Hưng); Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Song An (xã Song An, huyện Vũ Thư); Trường Tiểu học Phạm Đôn Lễ, Trường Trung học cơ sở Phạm Đôn Lễ (xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà).

Đề án hướng tới mục tiêu phát triển mạnh mẽ, sâu rộng nghệ thuật Chèo trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nghệ thuật Chèo, phát triển nghệ thuật Chèo trong các nhà trường phù hợp với lứa tuổi học sinh. Qua đó, phát hiện những nhân tố có năng khiếu về nghệ thuật Chèo, bồi dưỡng, đào tạo để tạo nguồn nghệ sĩ Chèo là lực lượng chính làm nhiệm vụ phát triển và trao truyền di sản văn hóa đặc trưng của tỉnh cho thế hệ trẻ Thái Bình.

Ảnh minh họa - TL

Theo đó, giai đoạn 2022 - 2025, Thái Bình xây dựng 04 mô hình điểm về phát triển nghệ thuật Chèo trong trường học tại 03 địa phương có làng chèo nổi tiếng từ rất lâu đời: Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phong Châu (xã Phong Châu, huyện Đông Hưng); Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Song An (xã Song An, huyện Vũ Thư); Trường Tiểu học Phạm Đôn Lễ, Trường Trung học cơ sở Phạm Đôn Lễ (xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà). 100% cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đưa nghệ thuật Chèo vào giảng dạy tích hợp, lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với từng cấp học…

Đến năm 2030, 100% các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có câu lạc bộ Chèo; 100% các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh có bài hát Chèo được sáng tác dành riêng cho đơn vị; định kỳ 02 năm tổ chức cuộc thi/hội thi hoặc hội diễn về nghệ thuật Chèo dành cho học sinh phổ thông, viên chức ngành giáo dục Thái Bình.

Đề án đưa ra 6 nhiệm vụ và giải pháp cơ bản: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Chèo; phát triển đội ngũ giáo viên trong đó phát huy tối đa đội ngũ chủ chốt giảng dạy về nghệ thuật Chèo trong trường học là giáo viên môn Âm nhạc; đa dạng hóa các hình thức tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học. Đồng thời, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, học liệu, kinh phí phục vụ dạy học nghệ thuật Chèo.

Thanh Phương

...