09/11/2024 lúc 01:11 (GMT+7)
Breaking News

Kinh tế số bắt đầu từ nhận thức

VNHN - Vấn đề nổi lên hiện nay là nhận thức và sự quan tâm đến kinh tế số của người dân và doanh nghiệp nước ta chưa nhiều.

VNHN - Vấn đề nổi lên hiện nay là nhận thức và sự quan tâm đến kinh tế số của người dân và doanh nghiệp nước ta chưa nhiều.

Thế giới ngày nay biến chuyển rất nhanh, đang chuyển từ kỷ nguyên của điện tử hóa, tự động hóa và tin học hóa sang kỷ nguyên số hóa, thông minh hóa và trí tuệ nhân tạo. Trên thế giới đã xuất hiện những mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt so với truyền thống như các hãng truyền thông toàn cầu nhưng không sở hữu quyền tác giả của một tin tức nào, hãng taxi toàn cầu nhưng không sở hữu chiếc xe nào, hãng khách sạn toàn cầu nhưng không sở hữu phòng khách sạn nào... đang góp phần định hình nên một thời đại kinh tế mới, thời đại của kinh tế số. Những mô hình này đã vượt khỏi các khuôn mẫu kinh doanh truyền thống và đòi hỏi sự thay đổi về tư duy quản lý cũng như các cơ chế quản lý hiện hành để tạo không gian cho sự sáng tạo và phát triển, đồng thời bảo đảm lợi ích cân bằng cho doanh nghiệp cũng như cộng đồng.

Ảnh minh họa- Internet

Tại Việt Nam, cơ hội của kinh tế số, từ thương mại điện tử cho đến các nội hàm khác quan trọng trong cả công nghiệp, nông nghiệp và nhất là dịch vụ là rất lớn. Hơn thế nữa, áp lực cũng là một động lực thúc đẩy người Việt đến gần hơn với kinh tế số. Cụ thể, theo đánh giá của Bộ Công thương, đối với các doanh nghiệp nước ta trong 2 ngành cơ bản là dệt may và da giày thì từ nay đến năm 2020 cách mạng công nghiệp 4.0 với những nội dung về tự động hóa có thể làm mất đi 86% công ăn việc làm của dệt may và 74% của da giày. Đây chính là 2 ngành thâm dụng lao động rất lớn nhất nước ta và đóng góp đứng thứ 2, thứ 4  cho tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Cuối cùng, xét về dư địa, kinh tế số có tiềm năng phát triển vô cùng to lớn. bởi hiện nay nền kinh tế số mới chỉ chiếm tỷ trọng 7% GDP trong khu vực Asean, so với mức 16% ở Trung Quốc, 27% ở châu Âu và 35% ở Mỹ.

Tuy nhiên, một vấn đề nổi lên hiện nay là nhận thức và sự quan tâm đến kinh tế số của người dân và doanh nghiệp nước ta chưa nhiều. Một khảo sát của Bộ Công Thương thực hiện cuối năm 2017 cho thấy, có tới 82% doanh nghiệp Việt đang ở vòng ngoài của luồng CM 4.0, và chỉ 21% trong đó có những bước đi cụ thể bước đầu. Điều đó cho thấy thách thức lớn nhất đối với Chính phủ là tăng cường nhận thức của các doanh nghiệp và người dân.

Nhiều chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng, nền kinh tế số Việt Nam cần phải được xây dựng xung quanh 3 trụ cột chính. Trước hết là hạ tầng và dịch vụ số bao gồm hạ tầng cứng và mạng lưới viễn thông làm nền tảng để tạo ra hạ tầng mềm là dịch vụ số giúp tối ưu các hoạt động của nền kinh tế. Hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử và kinh tế số đòi hỏi phải thiết lập hệ thống thanh toán điện tử quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử; hệ thống hoàn tất đơn hàng cho thương mại điện tử; hạ tầng chứng thực chứng từ điện tử và hỗ trợ xác thực thông tin giao dịch; các hệ thống quản lý, giám sát giao

Tiếp theo là tài nguyên số bao gồm hệ sinh thái dữ liệu và tri thức mở có ích cho việc dự đoán kịp thời và ra quyết định mang lại hiệu quả kinh tế cao. Và thứ ba là chính sách chuyển đổi số, bao gồm các dịch vụ, chính sách chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số, chính sách đào tạo nhân lực số chất lượng cao, chính sách đầu tư kinh doanh số, chính sách an toàn thông tin, chủ quyền số và sở hữu trí tuệ. Việc chuyển đổi này dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin được sử dụng nhiều trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Nếu không có quyết tâm chuyển đổi số từng anh làm riêng lẻ trong nền kinh tế số, các module không gắn kết được với nhau thì sẽ không phát huy được hiệu quả.

Cả 3 trụ cột này đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phải thay đổi tư duy, cách thức quản lý phù hợp. Các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cung cấp cho người dân và doanh nghiệp phải được thúc đẩy hơn nữa, liên kết liên thông từ trung ương đến địa phương. Ứng dụng công nghệ thông tin phải gắn chặt với công cuộc cải cách hành chính, phát triển dịch vụ công trực tuyến đồng thời bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho người dân và doanh nghiệp. Có nghĩa là, phải bắt đầu từ nhận thức, nhất là những người đứng đầu trong các cơ quan quản lý nhà nước và đứng đầu các cấp chính quyền địa phương.