26/04/2024 lúc 13:54 (GMT+7)
Breaking News

Khánh Sơn: Từng bước chuyển đổi theo hướng hiện đại hóa, thương mại hóa

Khánh Sơn là một huyện nghèo của tỉnh Khánh Hòa, có tỷ lệ dân số là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần lớn. Nhưng những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, UBND, HĐND và những định hướng đi mới đúng đắn, tận dụng những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, sự đồng tâm, đoàn kết của nhân dân góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt của Khánh Sơn, tình hình kinh tế - xã hội từng bước được cải thiện rõ rệt, an ninh quốc phòng cũng được đảm bảo.

Là một huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, huyện Khánh Sơn với xuất phát điểm còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, kinh tế còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn chủ yếu nhỏ lẻ, nguồn lực đầu tư từ ngân sách dành cho huyện còn hạn chế so với nhu cầu, nhất là trong đầu tư phát triển, việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn còn khó khăn. Hơn nữa việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương cũng gặp nhiều thách thức do sản xuất nông nghiệp chưa bền vững, tình hình dịch bệnh, thiên tai thường xuyên sảy ra, tập tính canh tác còn lạc hậu cổ hủ, giá cả vật tư nông nghiệp luôn biến động, thị trường tiêu thụ còn khó khăn, giao thông đi lại với các vùng xung quanh còn rất nhiều hạn chế.

Trụ sở UBND huyện Khánh Sơn.

Đối diện với những khó khăn, thách thức như vậy, việc tìm hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế tại huyện Khánh Sơn là một bài toán khó với các thời kỳ lãnh đạo. Tuy nhiên, khó nhưng không phải không làm được. Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên và khí hậu thổ nhưỡng, ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện được chú trọng phát triển, đồng thời tập trung khuyến khích phát triển hướng mạnh vào các lĩnh vực có lợi thế khác như: sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác cát, đá; gia công chế biến các loại gỗ rừng chồng; chế biến nông sản… Từ những định hướng cụ thể tới hành động tích cực, bộ mặt huyện Khánh Sơn đã ngày một đổi thay.

Ông Nguyễn Quốc Đông - Phó chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn.

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Quốc Đông – Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Đứng trước sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế hiện nay, đòi hỏi nông nghiệp Khánh Sơn buộc phải chuyển đổi mạnh theo hướng hiện đại hóa và thương mại hóa, theo phương châm tăng giá trị, giảm đầu vào, hình thành các chuỗi giá trị trong một nền kinh tế nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian tới huyện sẽ phải tập trung thực hiện thành công đề án chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giải quyết tốt việc tổ chức sản xuất phù hợp với quy mô và đặc thù của từng địa phương, cân nhắc giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn trong việc tăng trưởng bền vững. Tập trung xây dựng vùng sản xuất nông sản an toàn, ứng dụng quy trình sản xuất hiện đại; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn thực phẩm; huy động và bố trí các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả nội dung của Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"- OCOP; nâng cấp các sản phẩm OCOP đã được công nhận trên địa bàn…”

"Sầu Riêng Khánh Sơn" được cấp mã số vùng trồng cây sầu riêng quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Hiện nay, huyện Khánh Sơn là vùng sản xuất cây ăn quả của tỉnh Khánh Hòa với tổng diện tích cây ăn trái các loại trên 3.000ha, trong đó sầu riêng khoảng 2.000ha, chuối 700ha, bưởi 300ha và một số loại cây ăn trái khác như chôm chôm, măng cụt… Đến cuối 2021 trên địa bàn huyện có 16 sản phẩm đạt OCOP 3 sao; 01 sản phẩn dược cấp bảo hộ sở hữu tri tuệ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý (sản phẩm Sầu Riêng Khánh Sơn); 300ha canh tác nông nghiệp theo chuẩn VietGap, GlobalGAP. Diện tích nông nghiệp cũng đã được áp dụng công nghệ và sử dụng cơ giới hóa vào trong công tác sản xuất. Đặc biệt vào trung tuần tháng 9/2022, 03 đơn vị trên địa bàn huyện đã được cấp mã số vùng trồng cây sầu riêng quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Doanh nghiệp tại địa phương chia sẻ thuận lợi khó khăn trong công tác thu mua chế biến sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện.

Là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần lớn với 70%, đa số là người Rlay sống từ lâu đời, do đó việc quan tâm đến đời sống, sức khoẻ và phát triển dân trí người đồng bào DTTS là một trong những nhiệm vụ hết sức cấp bách. Theo đó, tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất nước sinh hoạt; quy hoạch sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất cho đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực công tác dân tộc; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch; chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tốc còn nhiều khó khăn.

Một vài sản phẩm nông nghiệp đã được chê biến bảo quản giúp tăng giá trị sản phẩm.

Để nâng cao kiến thức, chất lượng nguồn cho đồng bào DTTS&MN và vấn đề đảm bảo an sinh xã hội bền vững trên địa bàn, huyện Khánh Sơn đã có nhiều chương trình, chính sách mới làm thay đổi nhận thức cách tiếp cận. Từ chính sách “cho không” sang chính sách tạo cơ hội cho đồng bào DTTS tự vươn lên thoát nghèo như: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đào tạo và sử dụng cán bộ DTTS, giảm nghèo bền vững. Song song với đó là triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết Định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ Tướng Chính phủ nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm, Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện phối hợp với UBND xã, thị trấn và Trường Trung cấp nghề DTNT Khánh Sơn chiêu sinh và mở được 48 lớp (40 lớp nghề phi nông nghiệp và 08 lớp nghề nông nghiệp) số người được đào tạo trên 1.316 người.

Ngoài ra để có những bước tiến vững chắc và phát triển bền vững cho huyện Khánh Sơn, tập thể lãnh đạo huyện cũng như được sự quan tâm, giúp đỡ của các bộ, ngành, Trung ương cũng như cấp Đảng ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tạo điều kiện tốt nhất, triển khai kịp thời, hiệu quả góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong công tác xây dựng nguồn lực, trình độ cán bộ, công chức viên chức tại địa phương toàn huyện có 636 cán bộ công nhân viên chức, trong đó 93% CBCNVC trình độ từ cao đẳng trở lên. Với tỷ lệ gần như 100% công chức ở huyện có trình độ chuyên môn đáp ứng được nhu cầu của vị trí làm việc đang đảm nhận, 68/75 công chức đáp ứng tiêu chuẩn ngạch công chức, các đơn vị sự nghiệp có 518/561 viên chức có trình độ cao đăng, đại học. Huyện quan tâm, chú trọng thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CCVC, hàng năm huyện đều ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí làm việc. Đối với cán bộ CCVC cấp xã, hàng năm không ngừng cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các lớp quản lý nhà nước để đáp ứng nhu cầu về tỷ lệ đạt chuẩn của cán bộ CCVC.

Ông Nguyễn Văn Điệu, chuyên viên Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn chia sẻ thuận lợi và khó khăn của địa phương với PV Tạp chí Việt Nam Hội Nhập.

Bên cạnh đó huyện cũng chú trọng quan tâm cử sinh viên là người dân tộc thiểu số đi học ngành nghề mà huyện có nhu cầu tại các trường đại học và được hỗ trợ kinh phí, sau khi tốt nghiệp được huyện bố trí công tác và ưu tiên tuyển dụng vào làm việc hoặc nhận công tác theo hình thức hợp đồng chờ tuyển CCVC theo quy định.

Trong những năm vừa qua huyện Khánh Sơn kịp thời chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, bước đầu đã có những hiệu quả và chuyển biến rõ nét, các nhiệm vụ, kế hoạch được triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ và kịp thời nhất là đối với công tác cải cách hành chính giúp giảm bớt thủ tục, rút ngắn thời gian làm việc cũng như thuận tiện cho bà con nhân dân trên địa bàn.

Trước những nỗ lực, cố gắng, diện mạo của Khánh Sơn đã thay đổi từng ngày. Tuy nhiên huyện Khánh Sơn vẫn đang còn nhiều khó khăn. Là huyện miền núi đi lại khó khăn, muốn lên tới huyện phải đi qua con đèo cao vời vợi Khánh Sơn, giao thông đi lại khó, đường nhỏ làm giảm khả năng tiếp cận nhanh với các vùng huyện xung quanh. Hạ tầng thiết yếu tại địa phương dù được quan tâm của các cấp lạnh đạo Đảng ủy, UBND tỉnh nhưng vẫn còn thiếu thốn.

Với kinh tế - xã hội cũng không thực sự thuận lợi, là huyện có diện tích rừng chiếm đa số, lại là địa hình đồi núi cao, diện tích đất canh tác sản xuất nhỏ, phân tán, vùng sản xuất tập trung quy mô lớn không nhiều, việc đầu tư sử dụng máy móc hiện đại, công nghệ mới gặp nhiều khó khăn, chưa thể sản xuất dịch vụ, chế biến, bảo quản và tiếp cận thị trường còn rất hạn chế. Dẫn đến việc triển khai thực hiện chủ trương và cơ chế chính sách còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, do nền kinh tế chủ đạo của huyện Khánh Sơn là nông nghiệp, đa số người dân là dân tộc thiểu số còn giữ những lối sống tư duy canh tác còn lạc hậu, hoạt động sản xuất kinh doanh…

Đình Tiến - Mai Trinh