26/12/2024 lúc 21:27 (GMT+7)
Breaking News

Huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa tập trung đẩy mạnh việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

VNHN - Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển, với gần 70% dân số hiện tham gia sản xuất nông nghiệp. Trong những năm  qua, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Năm 2015, cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, chiếm tỷ trọng 37,1%; giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp là 917 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2014, trong đó: trồng trọt 133 tỷ, chiếm 14,5%; chăn nuôi 246 tỷ, chiếm 26,83%; lâm nghiệp 6 tỷ, chiếm 0,65%; thủy sản 532 tỷ, chiếm 58,02% trong cơ cấu của ng

VNHN - Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển, với gần 70% dân số hiện tham gia sản xuất nông nghiệp. Trong những năm  qua, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Năm 2015, cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, chiếm tỷ trọng 37,1%; giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp là 917 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2014, trong đó: trồng trọt 133 tỷ, chiếm 14,5%; chăn nuôi 246 tỷ, chiếm 26,83%; lâm nghiệp 6 tỷ, chiếm 0,65%; thủy sản 532 tỷ, chiếm 58,02% trong cơ cấu của ngành nông nghiệp, lâm và thủy sản.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo được vùng tập trung, cánh đồng lớn. Cơ giới hóa phát triển chậm, chủ yếu cơ giới hóa chỉ mới tập trung ở khâu giải phóng đất và thu hoạch lúa. Hình thức liên kết trong sản xuất chưa chặt chẽ, quy mô liên kết còn nhỏ lẻ, phạm vi liên kết còn hẹp, chủ yếu chỉ tập trung vào các loại cây màu hàng hóa, chưa có liên kết sản xuất để bao tiêu sản phẩm cho nông dân trên cây lúa. 

Những cánh đồng muối kém hiệu quả được chuyển sang nuôi tôm nước lợ

Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là khi xảy ra hạn hán, đặc biệt là vùng Đông Kênh De của huyện. Chăn nuôi trang trại chưa thực sự phát triển, nhất là ở cụm vùng đồi, vẫn chưa khai thác hết tiềm năng. Dịch bệnh vẫn thường xuyên phát sinh, ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và tâm lý người chăn nuôi. Cơ cấu ngành thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có …

Chính vì vậy việc thực hiện tái cơ cấu nghành nông nghiệp của huyện theo chương trình hành động của UBND tỉnh, trên tinh thần Nghị quyết 16- NQ/TU về tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn năm 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 là việc làm rất cần thiết.

Huyện Hậu Lộc đã xây dựng kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 13/4/2016 về thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh theo tinh thần Nghị quyết 16-NQ/TU và ra quyết định số 3879/2017/QĐ-UB, ngày 29/12/2017 về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp huyện Hậu Lộc – tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. 

Trong đó mục tiêu chung là tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thụ và phát triển bền vững cần phải được áp dụng xuyên suốt trong tái cơ cấu từng lĩnh vực và trên cả ba khía cạnh  “kinh tế”, “xã hội”, “môi trường”. Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hình thành được nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, công nghệ cao. Xây dựng được một số thương hiệu mạnh cho các sản phẩm có lợi thế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân,  qua đó giảm tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực nông thôn.

Diện tích đất lúa, màu kém hiệu quả được chuyển sang trồng ớt xuất khẩu

Các giải pháp chủ yếu cũng được huyện Hậu Lộc đưa ra như: Thực hiện việc quy hoạch nông nghiệp; cơ chế chính sách thực hiện tái cơ cấu giai đoạn năm 2016 – 2020; xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại và thị trường; thu hút tư nhân, doanh nghiệp và huy động đầu tư cơ sở hạ tầng về nông nghiệp; thực hiện áp dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa trong nông nghiệp; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, huy động sự vào cuộc của các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội.  

Tính đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2018 trên địa bàn toàn huyện đã chuyển đổi diện tích tái cơ cấu ngành nông nghiệp được 268,71/312,32 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại hình sản xuất khác, có hiệu quả kinh tế cao hơn, đạt 83,9% KH, trong đó diện tích sản xuất muối kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thủy sản nước lợ là 8,2 ha tại xã Hòa Lộc; diện tích đất hai lúa kém hiệu quả chuyển đổi 178 ha, trong đó chuyển sang sản xuất lúa, cá và trang trại là 76,79 ha, chuyển sang đất trang trại chăn nuôi 37,43 ha, chuyển sang đất trồng cây hàng năm, giống cây ăn quả 12,59 ha, chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản 20,85 ha, chuyển sang đất phi nông nghiệp 30,34 ha; diện tích đất lúa, màu chuyển đổi 78,06 ha, trong đó: chuyển sang đất trang trại chăn nuôi 14,29 ha, chuyển sang đất phi nông nghiệp 7,29 ha, chuyển sang đấ sản xuất chuyên màu 55,58 ha; diện tích đất đồi rừng chuyển đổi 4,46 ha, trong đó: chuyển sang cây lấy tinh dầu là 3,2 ha, chuyển sang cây ăn quả và cây trồng khác 1,26 ha. 

Thực tiễn tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện cho thấy đây là một việc làm không dễ thực hiện, bởi tư duy và thói quen sản xuất theo phương thức truyền thống đã ăn sâu vào người dân. Cùng với đó là những rủi ro mang lại trong thời gian qua trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung, đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người nông dân.

Diện tích đất đồi, rừng được chuyển sang trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao

Để thực hiện tốt hơn nữa việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn, huyện Hậu Lộc tiếp tục tập trung vào các giải pháp trọng tâm sau: 

Một là: Chỉ đạo các xã, thị trấn chưa hoàn thành chỉ tiêu chuyển đổi tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tiếp tục rà soát quỹ đất chuyển đổi để tập trung tổ chức thực hiện đạt kết quả cao hơn.

Hai là: Đảng ủy – UBND các xã, thị trấn, tổ chức xây dựng Nghị quyết chuyên đề, triển khai đến tận các chi bộ cơ sở, để từng cán bộ và người dân tập trung tổ chức thực hiện.

Ba là: UBND các xã, thị trấn bố trí, sắp xếp các Ban nông nghiệp đi vào hoạt động, qua đó tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời giao đề án về nông nghiệp cho cán bộ tham mưu, phụ trách và chịu trách nhiệm cụ thể.

Bốn là: Chỉ đạo cán bộ chuyên môn của xã thống kê diện tích đã chuyển đổi để báo cáo, đánh giá, tổng kết và báo cáo giảm trừ diện tích đất sản xuất lúa.

Năm là: Tập trung rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch chuyển đổi năm 2019 báo cáo về UBND huyện.

Sáu là: Tiếp tục quán triệt, phổ biến đường lối, chủ trương của Trung ương, của tỉnh, của huyện về tầm quan trọng của việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp. Tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, kịp thời động viên các tổ chức xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp để cùng thực hiện nhiệm vụ.

Bảy là: Các xã, thị trấn tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, triển khai và thực hiện có hiệu quả hơn nữa cơ chế, chính sách về tái cơ cấu nông nghiệp theo đúng tinh thần và quy định của trung ương, của tỉnh, của huyện./.