Trước đó, Ngân hàng nhà nước công bố sẽ thanh kiểm tra 11 ngân hàng đang nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp.
Theo tìm hiểu của Việt Nam Hội nhập, hiện có 17 ngân hàng đang nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp tính tới cuối năm 2022. Trong đó, 5 ngân hàng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất là MB, Techcombank, VPBank, TPBank, SHB.
Đặc biệt, Ngân hàng MB là ngân hàng thương mại cổ phần có lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ lớn nhất hiện nay. Trong top 3 ngân hàng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất hệ thống, VPBank là có mức tăng trưởng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất năm 2022 (tăng 18%).
Trong số 17 ngân hàng có dư nợ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp năm 2022, có 3 ngân hàng TMCP có vốn nhà nước là VietinBank, BIDV, Vietcombank. Tuy vậy, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ tại các ngân hàng này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ tín dụng (thấp nhất là Vietcombank).
Nếu loại trừ 3 ngân hàng TMCP có vốn nhà nước, các ngân hàng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp nhiều hiện tại là: MB, Techcombank, VPBank, TPBank, SHB, BaoViet Bank, BIDV, HDBank, VietinBank, Bac A Bank, OCB, MSB, NamABank, VIB, KienLongBank, SeABank.
Nhiều khả năng, 11 ngân hàng bị thanh tra trái phiếu doanh nghiệp nằm trong nhóm ngân hàng này.
Đáng lưu ý, thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp qua ngân hàng TMCP tư nhân (ngân hàng là bên phân phối trái phiếu) đã không được thanh toán gốc, lãi trái phiếu đúng hạn, liên tục bị trì hoãn, gây lo ngại cho nhà đầu tư.