16/01/2025 lúc 11:47 (GMT+7)
Breaking News

Đánh giá pháp luật và thực tiễn áp dụng "Luật thi hành án dân sự"

VNHN -Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ của Dự án JICA, Tổng cục THADS đã thành lập đoàn khảo sát đánh giá pháp luật và thực tiễn áp dụng Luật THADS, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn tại Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai, Gia Lai, Phú Yên để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tổng hợp tiến tới sửa đổi Luật THADS sửa đổi, bổ sung, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP cùng các văn bản pháp luật có liên quan.

VNHN -Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ của Dự án JICA, Tổng cục THADS đã thành lập đoàn khảo sát đánh giá pháp luật và thực tiễn áp dụng Luật THADS, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn tại Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai, Gia Lai, Phú Yên để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tổng hợp tiến tới sửa đổi Luật THADS sửa đổi, bổ sung, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP cùng các văn bản pháp luật có liên quan.

Đoàn khảo sát do đồng chí Lê Thị Kim Dung – Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ1 làm Trưởng đoàn.

Đây là hoạt động xuất phát từ 03 hoạt động do 03 đơn vị chủ trì (Vụ Nghiệp vụ 1 chủ trì nội dung khảo sát thực tiễn thi hành pháp luật, khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị trong quá trình tổ chức thi hành Luật THADS, Nghị định 62/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là Nghị định 62/2015/NĐ-CP; Vụ Nghiệp vụ 2 chủ trì nội dung khảo sát thực trạng thi hành các quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, vụ án kinh tế, tham nhũng cógiá trị lớn và kết quả thu hồi tài sản cho nhà nước; Văn phòng Tổng cục chủ trìnội dung khảo sát về những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi đua khen thưởng và công tác văn phòng tại các địa phương) . Đoàn khảo sát tập trung vào 3 nội dung chínhthuộc lĩnh vực hoạt động của 3 đơn vị như sau:

  1. Khảo sát thực tiễn thi hành pháp luật, khó khăn, vướng mắc, đề xuất,

kiến nghị trong quá trình tổ chức thi hành Luật THADS, Nghị định 62/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là Nghị định số

62/2015/NĐ-CP (Vụ Nghiệp vụ 1).

  1. Khảo sát về thực trạng thi hành các quyết định của Tòa án giải quyết

phá sản; vụ án kinh tế, tham nhũng có giá trị lớn và kết quả thu hồi tài sản cho

nhà nước (Vụ Nghiệp vụ 2).

  1. Những khó khăn, hạn chế, vướng mắc trong công tác thi đua khen

thưởng và công tác văn phòng tại các địa phương (Văn phòng).

Theo đó, khó khăn chủ yếu thuộc 14 nhóm vấn đề về: quy định về những bản án, quyết định được đưa ra thi hành; thẩm quyền ra quyết định thi hành án giữa Cục và Chi cục; ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu hay chủ động; việc xác định án chưa có điều kiện thi hành; chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án đối với người thứ ba; ủy thác thi hành án; thứ tự thanh toán tiền thi hành án; đình chỉ thi hành án; việc định giá lại tài sản kê biên; giảm giá, bán đấu giá tài sản; kê biên quyền sự dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng; tiêu hủy tài sản không còn giá trị sử dụng; hoãn thi hành án trong trường hợp có tranh chấp tài sản; trách nhiệm của cơ quan ra bản án, quyết định trong thi hành án.

Ngoài ra, Vụ Nghiệp vụ 1 đã tổng hợp các nội dung vướng mắc, cần được sửa đổi của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Bao gồm: từ chối yêu cầu THADS; ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án; về vụ việc chưa có điều kiện thi hành đưa vào Sổ theo dõi riêng; công khai thông tin của người phải thi hành án; thông báo thi hành án; xác định tài sản “có giá trị lớn nhất” theo quy định về ủy thác thi hành án; phân chia, xử lý tài sản chung; xử lý số tiền đặt trước trong quy định giao tài sản cho người mua trúng đấu giá; về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thủ tục thanh toán tiền; công tác cán bộ. Bên cạnh đó, còn có nhiều nội dung được đề xuất bổ sung bao gồm: quy định ủy thác đến nơi người được thi hành án có điều kiện; ủy thác xác minh; người trúng đấu giá không nhận tài sản; đình chỉ thi hành án; xử lý tài sản bị tạm giữ; xét, miễn giảm thi hành án; ủy thác tư pháp ./.