04/05/2024 lúc 06:22 (GMT+7)
Breaking News

Bộ Giáo dục lên tiếng về trò chơi phản cảm 'chuyển thẻ bằng mặt' ở Cần Thơ

VNHNO - Những ngày vừa qua, dư luận xôn xao về một clip dài gần 1 phút 40 giây ghi lại cảnh học sinh trường THPT Thực hành Sư phạm, Cần Thơ chơi trò tập thể mang tên "chuyền thẻ qua mặt". Theo đó, Bộ GD&ĐT đã có chỉ thị cụ thể trước sự việc này.

VNHNO - Những ngày vừa qua, dư luận xôn xao về một clip dài gần 1 phút 40 giây ghi lại cảnh học sinh trường THPT Thực hành Sư phạm, Cần Thơ chơi trò tập thể mang tên "chuyền thẻ qua mặt". Theo đó, Bộ GD&ĐT đã có chỉ thị cụ thể trước sự việc này.

Clip phản cảm khiến dư luận phẫn nộ

Trò chơi được thực hiện theo cách thức một học sinh nằm xuống đất đặt tấm thẻ lên môi. Học sinh khác giới sẽ nằm đè lên người nằm dưới, đồng thời đặt môi lên tấm thẻ, cả hai sẽ lăn một vòng để giữ cố định sao cho tấm thẻ không rơi xuống.

Hình ảnh phản cảm trong clip các em học sinh ở Cần Thơ chơi trò “chuyền thìa bằng môi”. Ảnh cắt từ clip.

Trò chơi này được Trường THPT Thực hành Sư phạm, thuộc ĐH Cần Thơ tổ chức vào ngày 19/8. Một học sinh của trường quay clip nhằm lưu giữ kỷ niệm. Sau đó, học sinh này đăng tải lên mạng xã hội để chia sẻ với bạn bè, với nhận thức đây là hoạt động vui chơi bình thường của học sinh.

Ý kiến của chuyên gia

Ths. Vũ Thu Hà, chuyên gia tham vấn tâm lý học đường cho rằng, khi lựa chọn trò chơi nào đó thì phải chú ý, trò chơi truyền tải thông tin kiến thức, trò chơi vui nhưng vẫn phải mang tính chất sư phạm. Qua đó, học sinh có kết quả gì từ trải nghiệm đó.

Ths Hà nhấn mạnh, hoạt động trò chơi cần phù hợp với nội dung của bài học, mang tính chất sư phạm, vui nhưng phải mang tính chất sư phạm. Ở lứa tuổi học sinh cấp 2, cấp 3 thì cần cân nhắc. Vì chơi như vậy các em sẽ ngại, xấu hổ khi có sự tương tác như vậy.

Cũng theo vị thạc sĩ tâm lý này, các trường có thể cho học sinh chơi trò chơi tương tác nhưng ở mức độ tương tác bằng tay, vai thay vì tương tác cả cơ thể.

Liên quan đến vấn đề này, TS tâm lý Trần Thành Nam (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho biết, nếu chỉ nhìn thấy những hình ảnh của trò chơi được tổ chức, có nhiều điều phản cảm không phù hợp với các giá trị văn hoá của Phương Đông, đặc biệt là những hoạt động này lại được diễn ra trong một môi trường mô phạm như trường THPT thực hành sư phạm.

TS Trần Thành Nam chia sẻ thêm, hoạt động này có thể được chấp nhận nếu cách thức tổ chức khác đi. Chẳng hạn như sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ một chương trình giáo dục giới tính và tình yêu tình dục cho học sinh. Hoạt động tổ chức trong khuôn viên phòng học.

Các thành viên hiểu được nội dung tính chất của hoạt động và cam kết thực hiện những quy định của buổi sinh hoạt (ví dụ như những hình ảnh trong hoạt động này là tài sản riêng tư của nhóm và không ai có quyền quay phim chụp hình để chia sẻ ra ngoài nhóm.) Sau mỗi hoạt động, trò chơi sẽ cần có những thông điệp rút ra để định hướng học sinh về các giá trị liên quan đến tình bạn, tình yêu, tình dục. Không thể chỉ mang hình thức trò chơi về nước tổ chức mà không hề biết mục đích ý nghĩa của những trò chơi, những đối tượng mà nó hướng tới.

Trách nhiệm thuộc về ban giám hiệu nhà trường

Trước thông tin này, trả lời báo chí, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên cho biết ĐH Cần Thơ và Sở GD&ĐT Cần Thơ đã có báo cáo bước đầu về vụ việc. Vụ nêu quan điểm, trường THPT Thực hành thuộc trường ĐH Cần Thơ đã thiếu nghiên cứu kỹ lưỡng khi vận dụng trò chơi của một số nước vào trong hoạt động này. Đồng thời, việc tổ chức thực hiện không đúng, máy móc, quản lý lỏng lẻo, thiếu giám sát chặt chẽ khi tổ chức trò chơi để đảm bảo tính giáo dục, công tác tổ chức trò chơi chưa đạt yêu cầu.

Bộ GD&ĐT khẳng định, ĐH Cần Thơ đã thiếu nghiên cứu kỹ lưỡng khi vận dụng trò chơi của một số nước. Để xảy ra sự việc, trách nhiệm thuộc về ban giám hiệu, đoàn trường.

Bộ GD&ĐT cũng đã yêu cầu ĐH Cần Thơ, Sở GD&ĐT Cần Thơ kiểm tra, xác minh vụ việc, làm rõ mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo về Bộ trước ngày 30/8.