20/01/2025 lúc 12:18 (GMT+7)
Breaking News

6 bí quyết để học một ngôn ngữ mới

VNHNO - Học một ngôn ngữ mới cũng giống như việc sống một cuộc sống khác. Bạn sẽ được tiếp xúc với một nền văn hóa mới, tìm hiểu những điều thú vị trong ngôn ngữ ấy. Tuy nhiên, khi bắt đầu học, việc bạn gặp những khó khăn là điều hoàn toàn dễ hiểu. Sau đây, tôi sẽ chia sẻ cho bạn những bí quyết để việc bắt đầu học một ngôn ngữ mới đối với bạn không còn nhiều khiều khó khăn nữa.

Hoang mang vì độ khó

Điều đầu tiên bạn tự hỏi khi có ý định học một ngôn ngữ mới sẽ là “Tiếng X này có khó không”. Độ khó của một ngôn ngữ là điều không thể đo lường được, tất cả chỉ mang tính tương đối mà thôi.

Tuy nhiên, bạn nên biết rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ rât đặc biệt, nó đem lại ưu thế lớn đối với người Việt trong vấn đề làm quen với các ngôn ngữ khác. Cách viết của Tiếng Việt theo hệ chữ Latin, nhưng cách nói và phát âm lại ảnh hưởng rất nhiều từ tiếng Trung Quốc hay chữ Hán, âm trong tiếng việt phong phú và đa dạng. Chính những yếu tố ấy khiến cho việc học ngoại ngữ của người Việt dễ dàng hơn rất nhiều.

Thêm nữa, độ khó của ngôn ngữ phụ thuộc vào chính tâm lý của bạn, nếu bạn yêu thích ngôn ngữ ấy, thì dù bạn có quyết định học ngôn ngữ khó nhất hành tinh là Ảrập thì bạn cũng sẽ chẳng thấy khó đâu. Thậm chí đến lúc quá yêu thích rồi, kiến thức càng khó bạn lại càng muốn chinh phục.

Bạn có thể học được ngôn ngữ thứ nhất, vậy tại sao bạn không thể học ngôn ngữ thứ hai, thứ ba…!

Tại sao bạn thích ngôn ngữ ấy

Yêu thích một ngôn ngữ không hẳn là chỉ vì thấy ngôn ngữ ấy thú vị, mà có thể là vì bạn yêu thích đất nước sử dụng ngôn ngữ ấy, bạn yêu thích văn hóa mà ngôn ngữ ấy đại diện,...

Bạn hãy trả lời câu hỏi này đi. Đừng coi thường những lý do tưởng chừng như chẳng có gì quan trọng nhé, bởi vì đôi khí chính những lí do ấy lại là thứ giúp bạn quyết tâm học tiếp mỗi khi chán nản đấy.

Xác định cách học hoặc tham khảo các cách học khác nhau của những người đi trước

Các tiền bối luôn là những “mỏ kiến thức vàng”, đơn giản vì họ đã từng trải qua những giai đoạn của quá trình làm quen với ngôn ngữ mới rồi, họ sẽ là những người có những lời khuyên hữu ích cho bạn.

Tất nhiên là mỗi người sẽ có những cách học khác nhau phù hợp với bản thân mình nhất, nhưng đôi khi cách mà bạn nghĩ là tốt nhất lại không hẳn vậy thì sao, những lời khuyên không bao giờ là thừa.

Xác định xem liệu bạn thuộc mẫu người học bằng thị giác. Có một mẹo để tìm ra điều này: bạn hãy chọn vài từ trong tiếng mẹ đẻ của bạn và đọc qua vài lần. Nếu có thể nhớ được những từ đó vào ngày hôm sau thì có lẽ bạn là người học bằng thị giác. Nếu không, bạn hãy nhờ ai đó đọc lên vài lần những từ mà bạn không nhìn thấy. Nếu hôm sau bạn nhớ được những từ đó thì rất có thể bạn là người học bằng thính giác.

Nếu trước kia từng học ngoại ngữ, bạn hãy nhớ lại những gì bạn đã học và cố gắng tìm ra điều gì có hiệu quả nhất đối với bạn. Điều gì giúp ích cho bạn, điều gì không? Bạn nhận thấy những phần nào trong quá trình học là dễ? Những phần nào là khó? Khi đã tìm ra những điều này, bạn có thể sẵn sàng bắt tay vào học.  

Bắt đầu học bảng chữ cái

Có câu “ Khi bắt đầu làm một việc gì thì bạn đã hoàn thành một nửa công việc đó rồi”. Nếu bạn đã tới bước này, cặm cụi ngồi học bảng chữ cái thì chúc mừng, bạn đi được một nửa của con đường thành công rồi đấy.

Học cẩn thận từ đầu

“Nếu không muốn làm lại việc gì thì hãy cố gắng làm tốt nó ngay từ đầu”, tất nhiên câu nói này đúng trong mọi việc. Học ngoại ngữ cũng vậy, nhưng có một điều nguy hiểm hơn khi bạn học “không cẩn thận” từ đầu đó là việc hổng kiến thức. Khi đã hổng rồi thì công sức học lại và lấp chỗ hổng sẽ vất vả hơn rất nhiều.

Và cũng đừng lấy lí do không có thời gian, nếu thật sự như vậy thì hãy đợi đến lúc “có thời gian” để bắt đầu học một cách cẩn thận  nhé.

Có mục tiêu rõ ràng

Không chỉ việc học ngoại ngữ mà khi làm bất cứ việc gì bạn cũng cần có mục tiêu rõ ràng. Chỉ khi bạn thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ này bạn mới có động lực và quyết tâm học nó. Ví dụ nhé, bạn tôi học tiếng Đức vì nó muốn học đại học không mất tiền ở một đất nước phát triển, học tiếng Nhật để xem anime không cần sub,...những lí do chính là động lực giúp bạn không bỏ cuộc giữa chừng được.

Bạn không thể theo đuổi những thứ mơ hồ mà bạn không biết nó là gì. Vì vậy, khi bắt đầu học ngoại  ngữ bạn cần xác định mục tiêu rõ ràng nhu cầu học của mình là gì. Vì vậy cần có mục tiêu rõ ràng cho việc học để những khi bạn chán nản hãy nhìn vào mục tiêu ban đầu của bản thân để vực lại tinh thần và tiếp tục phấn đấu vì mục tiêu của bản thân.