02/05/2024 lúc 05:32 (GMT+7)
Breaking News

Bộ Giáo dục đã thẩm định cách đánh vần ‘lạ’ khiến phụ huynh hoang mang

VNHNO – Mới đây trên mạng xã hội xôn xao clip một cô giáo hướng dẫn các phụ huynh đánh vần theo cách khá “lạ”. Nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra. Tuy nhiên thực chất đây là phương pháp đánh vần nằm trong chương trình “Công nghệ giáo dục” đã được Bộ Giáo dục thẩm định và chấp nhận.

VNHNO – Mới đây trên mạng xã hội xôn xao clip một cô giáo hướng dẫn các phụ huynh đánh vần theo cách khá “lạ”. Nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra. Tuy nhiên thực chất đây là phương pháp đánh vần nằm trong chương trình “Công nghệ giáo dục” đã được Bộ Giáo dục thẩm định và chấp nhận.

Cách đánh vần “mới lạ”

Theo đó, clip quay cảnh một giáo viên đang hướng dẫn các vị phụ huynh có con học lớp 1 về cách đánh vần. Điều kì lạ được các phụ huynh nhận xét là giáo viên dạy cách đánh vần từng âm tiết trong một số trường hợp cụ thể. Giáo viên này dạy hướng dẫn các vị phụ huynh dạy con em mình đánh vần các từ “k”, “qu” theo chương trình mới đều phải đọc là “c”, hay thay đổi cách đánh vần của các từ “iên”, “uôn”.

Cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần lạ (Ảnh cắt từ clip)

Đoạn clip sau khi được đăng tải đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, chia sẻ và bình luận trái chiều. Nhiều bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng không biết đây có phải chương trình giáo dục mới được áp dụng không. Một số người còn nhầm lẫn về chương trình này với phương án cải cách tiếng Việt của PGS. Bùi Hiền trước đó.

Chương trình đã được Bộ Giáo dục thẩm định

Thực chất, đây là cách đánh vần theo chương trình sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại. Năm 1986, bộ sách Công nghệ Giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại ra đời. Từ năm học 2013-2014, bộ sách Tiếng Việt 1 được đưa vào các trường tiểu học.

GS. Hồ Ngọc Đại – người đưa ra bộ sách Công nghệ giáo dục (Internet)

Chương trình tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục là một trong năm phương án dạy học và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số được Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm từ năm học 2008 - 2009. Sau đó, Bộ chủ trương mở rộng chương trình này để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học và hiện đang được áp dụng thử nghiệm tại nhiều địa phương. Hiện nay, chương trình này đã được triển khai tại khoảng 50 trường học trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, chương trình tiếng Việt Công nghệ giáo dục đang được áp dụng chủ yếu ở các trường học miền núi. Các giáo viên khu vực này cho biết, học sinh tiếp cận với chương trình này dễ dàng và giáo viên có thể củng cố tốt kiến thức cho từng em.

Bộ sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục (Internet)

Trích ý kiến của ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT). “Chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại nghiêng về ngữ âm học cho nên người ta dạy theo hướng đó và Hội đồng thẩm định quốc gia của Bộ GD-ĐT đã thẩm định là không sai khi đưa ra một cách tiếp cận mới, nhưng khác hay như các phụ huynh nói là “lạ” với cách của chương trình đại trà hiện hành”, Bộ GD-ĐT đã thẩm định và cũng chấp nhận phương pháp của GS Hồ Ngọc Đại, bởi dạy cho học sinh luật chính tả, tiếp cận theo hướng ngữ âm học.

Với việc xác minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bậc phụ huynh có thể yên tâm và bớt hoang mang trước những thông tin về chương trình dạy học mới.