26/04/2024 lúc 08:01 (GMT+7)
Breaking News

Trường Năng khiếu Thể dục thể thao (Đắk Lắk): Nơi đào tạo các tài năng trẻ triển vọng

Trường Năng khiếu Thể dục thể thao (TDTT) Đắk Lắk là môi trường giáo dục toàn diện, với chương trình giáo dục được thiết kế theo chuẩn của Bộ GD&ĐT, áp dụng những phương pháp giảng dạy tiên tiến hài hòa về tri thức, thể chất cũng như năng khiếu thẩm mỹ. Giúp các em khám phá và tiếp cận thế giới bên ngoài, rèn luyện kỹ năng sống, phát huy năng lực cá nhân một cách tích cực để luôn tự tin khi tiến bước với đam mê, là nơi đào tạo các tài năng trẻ triển vọng, cho ngành TDTT của tỉnh nhà nói riêng và

Trường Năng khiếu Thể dục thể thao (TDTT) Đắk Lắk là môi trường giáo dục toàn diện, với chương trình giáo dục được thiết kế theo chuẩn của Bộ GD&ĐT, áp dụng những phương pháp giảng dạy tiên tiến hài hòa về tri thức, thể chất cũng như năng khiếu thẩm mỹ. Giúp các em khám phá và tiếp cận thế giới bên ngoài, rèn luyện kỹ năng sống, phát huy năng lực cá nhân một cách tích cực để luôn tự tin khi tiến bước với đam mê, là nơi đào tạo các tài năng trẻ triển vọng, cho ngành TDTT của tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung. Từ nơi đây, nhiều thanh thiếu niên đã được chắp cánh ước mơ vươn xa trên con đường sự nghiệp.

Trao đổi với phóng viên, thầy Nguyễn Xuân Trung - Hiệu trưởng Nhà trường, cho biết: Trường được thành lập theo Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 12/7/2007 của UBND tỉnh Đắk Lắk, Trường là đơn vị sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo trực thuộc sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trường Năng khiếu TDTT tỉnh có chức năng tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, phát triển tài năng trẻ TDTT và đào tạo kiến thức phổ thông cho HS năng khiếu TDTT của tỉnh; cung cấp vận động viên (VĐV) có tài năng, trình độ chuyên môn cao cho đội tuyển của tỉnh; cử đoàn VĐV tham gia thi đấu các giải thể thao của tỉnh, khu vực và toàn quốc.

Nhà trường được xây dựng khang trang, đầu tư trang bị cơ sở vật chất (CSVC) đảm bảo điều kiện sinh hoạt nội trú cho VĐV năng khiếu; các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ tập luyện, sân bãi các môn Điền kinh, Bơi lội, Quần vợt, Bóng chuyền, Bóng đá, Võ được đầu tư khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huấn luyện, đào tạo VĐV. Trường hiện có Ban giám hiệu và 06 phòng, bộ môn trực thuộc, tổng số công chức, viên chức, người lao động, (CCVCNLĐ) hiện có 53 người, có trình độ chuyên môn, nhiệt tình và tâm huyết với nghề.

Trường có tổng số công chức, viên chức, người lao động, (CCVCNLĐ) hiện có 53 người.

Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban giám đốc Sở VHTTDL; cùng với sự phối hợp chặt chẽ, tích cực của các phòng, ban, đơn vị trong và ngoài ngành; sự đoàn kết thống nhất, tinh thần trách nhiệm, đầy nhiệt huyết của tập thể công chức, viên chức, người lao động. Trường Năng khiếu TDTT luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Giai đoạn 2015-2019, 01 năm Trường đào tạo trung bình từ 150 đến 170 VĐV ở nhiều môn thể thao; chuyển lên Trung tâm HLTT tổng số 83 VĐV, 11 VĐV được các Trung tâm HLTT của một số tỉnh triệu tập; 07 VĐV được Tổng cục TDTT phong đẳng cấp I (năm 2019). Trong giai đoạn này, các đoàn VĐV của Trường TDTT Đắk Lắk tham dự các môn thi đấu đạt tổng số 169 Huy chương: 35 HC Vàng, 33 HC Bạc, 101 HC Đồng; năm 2015 đoạt 02 Giải nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba; năm 2018 đội bóng đá U11 tham gia giải Bóng đá Nhi đồng toàn quốc Cúp VietTel đạt HC Đồng; năm 2019 môn Boxing đạt Nhì toàn đoàn nữ lứa tuổi 15-16.

Thầy Nguyễn Xuân Trung - Hiệu trưởng Nhà trường, đánh trống khai giảng năm học 2020 - 2021.

Năm 2020, trường Năng khiếu TDTT tỉnh tiếp tục thực hiện đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, kết quả hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Sở giao. Công tác đào tạo, huấn luyện VĐV đảm bảo chất lượng, chỉ số chuyên môn, đáp ứng nguồn VĐV kế cận cho tuyến trên; xây dựng kế hoạch tập huấn, thi đấu giải bám sát thực tế các môn và căn cứ nguồn kinh phí được giao; công tác tuyển sinh bổ sung VĐV đảm bảo nguồn VĐV chất lượng; tham mưu các bước về quy trình để triển khai thực hiện Đề án dạy văn hóa phổ thông cho VĐV tại Trường đảm bảo tiến độ; thực hiện hiệu quả công tác quản lý văn bản, điều hành, phân công nhiệm vụ trên phần mềm quản lý văn bản Idesk, đẩy mạnh thực hiện chữ ký số văn bản, thư điện tử; công tác quản lý VĐV đảm bảo chế độ ăn hàng ngày, theo dõi sức khỏe thường xuyên, giáo dục chính trị tư tưởng, tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho VĐV.

Trường là nơi các em thỏa sức với đam mê, cũng là nơi đào tạo các tài năng trẻ triển vọng.

Trong năm 2020, Trường tiếp tục tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm là: Phối hợp với Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện lực lượng VĐV trẻ xuyên suốt các môn tham dự các giải khu vực, toàn quốc; tập trung đầu tư các môn trọng điểm: Bóng chuyền nữ, Bóng đá (U12, U13, U15), Cử tạ, Điền kinh, Kickboxing, Boxing, Cổ truyền; thực hiện Đề án dạy văn hóa phổ thông cho các em VĐV tại Trường; chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ, huấn luyện viên; áp dụng khoa học, công nghệ vào công tác tuyển sinh, đào tạo và kiểm tra định kỳ đánh giá chất lượng đào tạo VĐV.

Với nhiệm vụ mới, nhà trường đã có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất.

Trường được thành lập theo Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 12/7/2007 của UBND tỉnh Đắk Lắk.

Năm học 2020 - 2021, được sự quan tâm của UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Quyết định số 1830/QĐ-UBND ngày 15/7/2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án dạy học văn hóa phổ thông tại Trường Năng khiếu TDTT; Quyết định số 35/QĐ-SGDĐT ngày 17/02/2020 của Sở Giáo Dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk về việc cho phép Trường Năng khiếu Thể dục Thể thao tổ chức hoạt động giáo dục. Với nhiệm vụ mới, nhà trường đã có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, con người để giảng dạy văn hóa phổ thông cho 188 em vận động viên trong trường và Trung tâm Huấn luyện tỉnh từ lớp 6 đến lớp 12 theo đúng chương trình giáo dục ban hành. “Để tiếp tục phát triển ngày một vững mạnh hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, Ban Giám hiệu và tập thể đội ngũ (CCVCNLĐ) của trường sẽ cố gắng về mọi mặt, nâng cấp đầu tư thêm về trang thiết bị dạy và học, về cơ sở vật chất và nhất là không ngừng học hỏi, nâng cao về trình độ chuyên môn để đảm bảo chất lượng dạy và học tốt nhất”./.