26/04/2024 lúc 16:26 (GMT+7)
Breaking News

Thủ tướng yêu cầu cần đổi mới để tạo động lực phát triển

VNHN - Nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế cho rằng “đổi mới 1” đã đưa đến những thành công vang dội trong hơn 30 năm qua, nhưng các động lực cho nền kinh tế đã bị giới hạn và chúng ta cần có “đổi mới 2” với những cải cách thể chế, chính sách kinh tế mạnh mẽ để tạo ra động lực phát triển mới.

VNHN - Nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế cho rằng “đổi mới 1” đã đưa đến những thành công vang dội trong hơn 30 năm qua, nhưng các động lực cho nền kinh tế đã bị giới hạn và chúng ta cần có “đổi mới 2” với những cải cách thể chế, chính sách kinh tế mạnh mẽ để tạo ra động lực phát triển mới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này khi kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019 vào chiều 4/9. Về tình hình tháng 8 và 8 tháng năm 2019, Thủ tướng cho biết, Chính phủ thống nhất đánh giá tình hình có chuyển biến tích cực. Dự kiến cả 12 chỉ tiêu của năm 2019 đều đạt và vượt.

Điểm lại mặt nổi bật và bất cập, khó khăn, thách thức, Thủ tướng cho rằng chỉ còn 4 tháng nữa là kết thúc năm 2019, các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là, tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Tình hình trong nước và ngoài nước vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ, thách thức, từng bộ, ngành, địa phương cần chủ động hơn nữa, thường xuyên theo dõi, đánh giá, phân tích tình hình, có đối sách phù hợp, kịp thời, hiệu quả. “Nếu chủ quan chúng ta sẽ gặp ngay hậu quả mà đã có bài học đắt giá trong một số việc”.

Ảnh minh họa

Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là chúng ta cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra, kịp thời có đối sách phù hợp với tình hình quốc tế và trong nước, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, chung sức đồng lòng cùng cả nước, nỗ lực phấn đấu cao nhất để thực hiện thắng lợi toàn diện kế hoạch năm 2019, tạo nền tảng vững chắc cho năm 2020, góp phần thực hiện thành công kế hoạch 2016-2020. Từ nay đến cuối năm, tiếp tục tổ chức các hội nghị chuyên ngành để thúc đẩy phát triển một số lĩnh vực quan trọng.

Các bộ, ngành cần chuẩn bị tốt cho các hội nghị này, trong đó đề xuất cơ chế, chính sách mới, tạo đột phá phát triển. Về nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

“Nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế cho rằng, ‘đổi mới 1’ đã đưa đến những thành công vang dội trong hơn 30 năm qua nhưng các động lực cho nền kinh tế đã bị giới hạn và chúng ta cần có ‘đổi mới 2 với những cải cách thể chế, chính sách kinh tế mạnh mẽ để tạo ra động lực phát triển mới”, Thủ tướng nói. Theo người đứng đầu Chính phủ, chúng ta có lợi thế rất lớn về ổn định chính trị-xã hội. Vấn đề đặt ra là phải có cơ chế, chính sách, pháp luật thông thoáng, thuận lợi, đủ sức cạnh tranh với khu vực và quốc tế để thu hút nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội không chỉ năm nay mà cả năm 2020.

Ảnh minh họa

“Nếu chúng ta không làm thực sự quyết liệt, hiệu quả nhiệm vụ này thì chúng ta thua ngay trên sân nhà, thua ngay các đối tác truyền thống đang cải cách rất mạnh mẽ xung quanh ta, chưa nói đến việc thu hút làn sóng dịch chuyển đầu tư từ các nước khác vào Việt Nam do tác động của chiến tranh thương mại”. Cần tập trung cao độ cho công tác rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để phát triển nhanh, bền vững trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là yêu cầu bắt buộc. “Các đồng chí phải nhận thức cho được đối tượng phục vụ là người dân, doanh nghiệp, mục tiêu là tạo ra môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho đầu tư, kinh doanh hiệu quả, an toàn, bền vững”,

Thủ tướng nhấn mạnh. Các nhà khoa học, các chuyên gia quốc tế và trong nước đều nhận định, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nâng cấp thể chế kinh tế lên một tầm cao mới thì mới có thể cạnh tranh, thu hút được các nguồn lực từ công nghệ, trình độ quản trị hiện đại đến vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao với quy mô đủ lớn để phát triển vượt lên, thu hẹp khoảng cách, bắt kịp những bước đi trước trong khu vực và trên thế giới.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu theo dõi chặt chẽ tình hình thế giới và trong nước để có đối sách phù hợp, kịp thời, hiệu quả, không để bị động bất ngờ trong chỉ đạo, điều hành. Vừa ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phải đưa ra các công cụ, giải pháp tạo thêm dư địa cho điều hành, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh nhiều nước đang áp dụng các gói kích thích kinh tế.

Cần vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt để ứng phó với các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực; tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động khó lường của kinh tế và thương mại thế giới. Nâng cao chất lượng công tác thống kê, phân tích, dự báo để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành. Cần chủ động đón các tập đoàn công nghệ muốn dịch chuyển vào Việt Nam.