06/11/2024 lúc 06:06 (GMT+7)
Breaking News

Việt Nam cần có kế hoạch sử dụng tốt nguồn vốn lớn đầu tư nước ngoài

VNHN - Sáng 29/8, tại Đại học Quốc gia Singapore, Diễn đàn Kinh tế châu Á 2019 đã khai mạc với sự tham dự của trên 150 chuyên gia, học giả và các đại biểu đến từ 10 nước của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và một số nước khác.

VNHN - Sáng 29/8, tại Đại học Quốc gia Singapore, Diễn đàn Kinh tế châu Á 2019 đã khai mạc với sự tham dự của trên 150 chuyên gia, học giả và các đại biểu đến từ 10 nước của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và một số nước khác.

Viện Cạnh tranh châu Á thuộc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu trong Đại học Quốc gia Singapore phối hợp với Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức sự kiện này. Diễn đàn diễn ra trong các ngày 29-30/8. Ngoài ra, các học giả cũng trao đổi về những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu và các biện pháp ứng phó, về sự phát triển của kinh tế thế giới trong chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như những thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt trong môi trường chống toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố, trong 8 tháng năm 2019, tổng vốn đầu tư nước ngoài cấp mới, điều chỉnh và đầu tư qua góp vốn mua cổ phần vào Việt Nam đạt 22,63 tỷ USD, bằng 92,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, có có 2.406 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 25,4% về số dự án so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do không có dự án quy mô lớn, nên tổng vốn đầu tư cấp mới chỉ đạt 9,13 tỷ USD, giảm 32,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Ông Tan Khee Giap, Chủ tịch Ủy ban hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương của Singapore, phát biểu khai mạc diễn đàn. (Ảnh: Xuân Vịnh/TTXVN)

Ngoài ra, còn có 908 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn tăng thêm gần 4 tỷ USD, tăng 23,4% về số dự án và giảm 29,6% về số vốn so với cùng kỳ. Ngược lại, vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần vẫn tiếp tục xu hướng tăng nhanh. Cụ thể, trong 8 tháng qua, có 5.235 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp 9,51 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 42% tổng vốn đăng ký.

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, trong khi vốn đăng ký giảm, thì vốn đầu tư nước ngoài thực hiện ước đạt 11,96 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2018. Cũng theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, từ đầu năm tới nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành, lĩnh vực. Trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 15,74 tỷ USD, chiếm 69,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ảnh minh họa

FDI từ doanh nghiệp chính là động lực của toàn cầu hóa. Xu hướng mới nhất của động lực này cho thấy giới kinh doanh đang trở nên nhạy cảm với xu hướng chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi ở khắp nơi trên thế giới. Theo Nikkei Asian Review, GFI toàn cầu trong nửa đầu 2019 đã giảm xuống bằng mức của nửa cuối năm 2009, thời điểm kinh tế thế giới vẫn đang chìm trong tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính Mỹ.

Những dự án loại này bao gồm nhà xưởng, trung tâm nghiên cứu và văn phòng các công ty thường xây khi thâm nhập vào một quốc gia. Đợt giảm đầu tiên trong 10 năm cho thấy triển vọng kinh tế ngày càng bất ổn trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung. Theo số liệu FDI Markets của Financial Times, GFI đã đạt đỉnh 8.152 dự án vào tháng 01/2018 đến tháng 6/2018, sau đó giảm liên tục trong cả 2 giai đoạn tiếp theo, xuống còn 6.243 dự án nửa đầu 2019.