25/11/2024 lúc 13:56 (GMT+7)
Breaking News

Viện Khoa học Công nghệ Cơ khí, Tự động hóa và Môi trường: Dấu ấn một chặng đường tiên phong

Được thành lập từ năm 2012, Viện Khoa học, Công nghệ, Cơ khí Tự động hóa & Môi trường ( IMAEST ) luôn tự hào là một trong những đơn vị tiên phong của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (VUSTA) trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Trải qua hơn một thập kỷ xây dựng, hợp tác và phát triển; Viện Khoa học Công nghệ Cơ khí, Tự động hóa và Môi trường đã đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng và luôn nỗ lực để đem lại những giá trị cho nền khoa học công nghệ Việt Nam, được nhiều tổ chức, doanh nghiệp, xã hội và cộng đồng ghi nhận.

GS.TS Đinh Văn Chiến – Viện trưởng và đoàn cán bộ cán bộ Viện Khoa học Công nghệ Cơ khí, Tự động hóa và Môi trường thăm lại công trình Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ mà cán bộ của Viện tham gia đánh giá chất lượng và khối lượng bức tượng năm 2006.

Với bề dày kinh nghiệm được tích lũy từ hành trình xây dựng và phát triển hơn một thập kỷ đáng tự hào đã qua, Viện Khoa học, Công nghệ, Cơ khí Tự động hóa & Môi trường ( IMAEST) luôn tự tin mang lại chất lượng tốt nhất trong những công trình, dự án hợp tác vớicác đối tác, đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa và môi trường và các lĩnh vực có liên quan. Đồng thời, với đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, các Kỹ sư , chuyên gia dạn dày kinh nghiệm và tâm niệm “Khoa học và Công nghệ đòi hỏi không chỉ kiến thức, kỹ năng mà còn là cả trái tim, khối óc và sự khát khao hoàn hảo”, IMAEST luôn là địa chỉ uy tín, chất lượng hàng đầu với các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp, các chủ đầu tư, các đơn vị quản lý trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa, môi trường và các lĩnh vực có liên quan.

Được biết, Viện Khoa học công nghệ Cơ khí, Tự động hóa và Môi trường được thành lập theo quyết định số 594/QĐ-LHHVN của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tháng 9 năm 2012 và được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ ngày 10 tháng 10 năm 2012. Ngay từkhimới thành lập, Viện đã sớm quy tụ được nhiều nhà khoa học, chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực chính: Cơ khí, Tự động hóa, Hóa học, Môi trường…. Viện được thành lập dựa trên yêu cầu và năng lực của các đơn vị chức năng hợp thành gồm các đơn vị như: Trung tâm nghiên cứu cơ khí chính xác thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trung tâm hỗ trợ phát triển Khoa học kỹ thuật thuộc trường Đại học Mỏ - Địa chất, Công ty CP tư vấn xây dựng và thương mại Việt Mỹ, Công ty CP Cơ khí Hồng Lĩnh, Công ty TNHH Việt Áo, Bộ môn gia công áp lực – Viện cơ khí – Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Xuất phát từ sự đòi hỏi của thực tế cần phải tích hợp nhiều lĩnh vực, nhiều khả năng và sự trải nghiệm của các đơn vị, chuyên gia để đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do vậy, Viện khoa học công nghệ cơ khí, Tự động hóa và Môi trường thành lập và hoạt động với mục tiêu đáp ứng tốt các yêu cầu trong các lĩnh vực cơ khí, tự động hóa và môi trường cũng như các lĩnh vực có liên quan.Các đơn vị và cá nhân, các nhà khoa học tham gia làm việc, nghiên cứu tại Viện IMAEST đều có hàng chục năm hoạt động và cống hiến liên tục trong các lĩnh vực hoạt động của Viện. Với tiềm năng về nhân sự, trang thiết bị và khả năng, kinh nghiệm của mình,Viện Khoa học, Công nghệ, Cơ khí Tự động hóa & Môi trường ( IMAEST ) luôn được ghi nhận là một trong những tổ chức khoa học uy tín hàng đầu của nhiều chủ đầu tư,nhà doanh nghiệp, đơn vị quản lý trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa và môi trường và các lĩnh vực có liên quan.Với sự chuyên nghiệp cùng trang thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại, Viện IMAEST tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu và tiên phong trong công nghệ và đã vinh dự gặt hái được nhiều thành tựu, bằng khen, Bằng sáng chế…

Ban lãnh đạo Viện Khoa học, Công nghệ, Cơ khí Tự động hóa & Môi trường làm việc với GS.TSKH – Viện sĩ Đặng Vũ Minh và cán bộ lãnh đạo của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam năm 2012.

Nhìn lại chặng đường hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển với nhiều dấu ấn đáng tự hào đã qua, Viện Khoa học, Công nghệ, Cơ khí Tự động hóa & Môi trường đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học, tiên phong ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại như: Năm 2013: Ứng dụng và phát triển Công nghệ HVOF, Viện đã từng bước tiếp cận, nắm bắt và làm chủ công nghệ phun phủ HVOF và ứng dụng đầu tiên trong phục hồi các chi tiết chịu mài mòn cao trong môi trường khắc nghiệt ở Việt Nam. Trải qua quá trình nghiên cứu với rất nhiều khó khăn, Viện IMAEST đã hoàn toàn làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến, trong đó điển hình là công nghệ phun phủ HVOF với ứng dụng cho An ninh quốc phòng và dân dụng; Năm 2016:Đoàn cán bộ của Viện đi khảo sát triển khai công trình xây dựng tượng tại độ cao 3000m trên đỉnh Fansipan – Sa Pa, Lào Cai; Năm 2014: Đoàn cán bộ của Viện triển khai tham gia xây dựng tượng đài Phật Hoàng Yên Tử ; Năm 2017: Đoàn cán bộ của Viện IMAESTđã kiểm tra công trình mà cán bộ của Viện đã tham gia đánh giá chất lượng và khối lượng công trình Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 2006.

Đồng thời, tập thể cán bộ chuyên gia, nhà khoa học của Viện Khoa học, Công nghệ, Cơ khí Tự động hóa & Môi trường đã chủ trì nhiều công trình, nhiều đề tài khoa học quan trọng mang lại hiệu quả trong thực tế như: Nghiên cứu quy trình công nghệ, thiết kế, chế tạo giá chuyển hướng toa xe đường sắt mỏ; Nghiên cứu quy trình công nghệ, thiết kế, chế tạo giá đỡ thủy lực cho mỏ than hầm lò Việt Nam; Nghiên cứu công nghệ luyện đúc phôi thép cacbon từ C30 đến C60 sử dụng sắt xốp trong lò điện (theo Quyết định 2453/QĐ – UBND ngày 20/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng); Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Phun nhiệt khí tốc độ cao HVOF để phục hồi chi tiết máy và thiết bị mỏ có hình dạng phức tạp bị mòn hỏng mã số: T11 – 21; Nghiên cứu chế tạo bạc và xi lanh bằng phương pháp biến dạng dẻo; Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý bề mặt kim loại để phục hồi một số chi tiết máy bị mòn có dạng trục, dạng vỏ ống tròn xoay; Thiết kế bản vẽ thi công hạng mục kết cấu chịu lực cụm tượng chế tác bằng chất liệu đồng tấm, đặt trên đỉnh núi Fansipan… Bên cạnh đó, tập thể nhà khoa học, chuyên gia của Viện đứng đầu là GS.TS Đinh Văn Chiến – Viện trưởng Viện Khoa học, Công nghệ, Cơ khí Tự động hóa & Môi trường cũng là tác giả, đồng tác giả nhiều cuốn sách, tài liệu quan trọng trong lĩnh vực công nghệ cơ khí, tự động hóa, hóa học như: Thiết kế và chế tạo khuôn dập; Công nghệ gia công áp lực; Tính toán áp dụng máy khoan đập xoay trong khai thác mỏ; Giáo trình máy khai thác mỏ hiện đại; Tính toán áp dụng hợp lý giá khung thủy lực di động dùng trong khai thác hầm lò; Kỹ thuật phun nhiệt tốc độ cao HVOF, HVAF, D – Gun; Giáo trình ma sát, mòn, bôi trơn máy và thiết bị mỏ, dầu khí; Nghiên cứu độ bám dính lớp phủ bột hợp kim 67NI18CR5SI4B lên bề mặt chi tiết trục thép C45 bị mòn bằng phương pháp phun nhiệt khí HVOF; Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến độ xốp, độ bám dính lớp phủ bột hợp kim 67NI18CR5SI4B bằng công nghệ phun nhiệt khí tốc độ cao HVOF; Nghiên cứu độ bám dính lớp phủ bột hợp kim 67NI18CR5SI4B lên bề mặt chi tiết trục thép C45 bị mòn bằng phương pháp phun nhiệt khí HVOF; Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số công nghệ đến cơ tính lớp phủ bột hợp kim 67NI18CR5SI4B trên nền trục thép C45 bằng công nghệ phun phủ nhiệt khí tốc độ cao HVOF…

Bên cạnh những thành tích đạt được trong công tác nghiên cứu khoa học và thực tế chuyên môn, Viện Khoa học, Công nghệ, Cơ khí Tự động hóa & Môi trường cũng luôn chú trọng đẩy mạnh hoạt động đào tạo nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia có năng lực tốt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, cộng đồng xã hội. Theo đó, nhiều năm qua, Viện IMAEST luôn tích cực tham gia đào tạo nâng cao chuyên môn cho các doanh nghiệp; tham gia đào tạoTiến sỹ các chuyên ngành Cơ khí, Tự động hóa, Môi trường, Hóa học; tham gia Hội đồng chấm luận văn sau đại học; Tham gia đào tạo Thạc sĩ các chuyên ngành Cơ khí, Tự động hóa, Hóa học, Môi trường; Đào tạo nâng cao chuyên môn cho các doanh nghiệp…tại nhiều trường Đại học lớn như: Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Lê Quý Đôn, trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội…

GS.TS Đinh Văn Chiến - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội nghiên cứu biên tập công trình khoa học công nghệ Việt Nam (VASE), Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Cơ khí, Tự động hóa và Môi trường.

Mới đây, GS.TS Đinh Văn Chiến – Viện trưởng Viện IMAEST phấn khởi và tự hào chia sẻ cùng PV Tạp chí Việt Nam hội nhập về đề tài độc lập cấp Quốc gia - “Nghiên cứu xây dựng làng nghề sen phát triển bền vững gắn với du lịch tại Việt Nam” mà tập thể cán bộ chuyên gia, nhà khoa học của Viện đã hoàn thành với kết quả được đánh giá cao, được Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu tháng 10 năm 2024. GS. Đinh Văn Chiến cho biết, kết quả thu được từ quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng làng nghề sen phát triển bền vững gắn với du lịch tại Việt Nam”đã xây dựng được mô hình tại nhiều tỉnh, thành, địa phương trên khắp cả nước như: Mỹ Đức – Hà Nội; Phong Điền – Huế; Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu là tài liệu, căn cứ quan trọng để các cơ quan hữu quan, các nhà hoạch định chính sách, định hướng xây dựng, phát triển kinh tế các địa phương, chung quanh làng nghề sen một cách bền vững về sản xuất, thương mại, kinh doanh và du lịch. Trong đó, GS. TS Đinh Văn Chiến đặc biệt nhấn mạnh giá trị thực tiễn của đề tài về quy trình công nghệ bảo quản và chế biến các sản phẩm từ sen, nổi bật nhất là nghiên cứu chế tạo máy bóc vỏ cứng hạt sen, máy trà vỏ lụa, máy thông tâm sen … Đồng thời, đề tài“Nghiên cứu xây dựng làng nghề sen phát triển bền vững gắn với du lịch tại Việt Nam” là công trình giúp hoàn thiện cấu trúc làng nghề sen phát triển bền vững gắn với ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, lượng du khách nước ngoài đến thăm và tìm hiểu, tham quan các mô hình làng nghề hàng năm ngày một tăng. Ông chia sẻ, đề tài “Nghiên cứu xây dựng làng nghề sen phát triển bền vững gắn với du lịch tại Việt Nam” sau khi được nghiệm thu và đưa vào thực tế sản xuất, kinh doanh sẽ góp phần quan trọng tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế địa phương, cải thiện thu nhập người lao động, tạo sinh kế bền vững cho người nông dân gắn với sản xuất, kinh doanh làng nghề cũng như lưu giữ, bảo tồn nhiều giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống lịch sử lâu đời tại các địa phương trên khắp cả nước.

Với những đóng góp đáng trân trọng cho nền khoa học công nghệ nước nhà xuyên suốt chặng đường xây dựng, phát triển hơn một thập kỷ đã qua, nhiều nhà khoa học của Viện Khoa học, Công nghệ, Cơ khí Tự động hóa & Môi trường đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, Ban ngành, cơ quan trung ương, địa phương trao tặng nhiều danh hiệu thi đua, nhiều bằng khen, giấy khen cao quý và được tôn vinh là Trí thức Khoa học & Công nghệ tiêu biều. Đây là niềm vinh dự và cũng là nguồn động lực vô giá để đội ngũ các chuyên gia, nhà giáo, nhà khoa học Viện Khoa học, Công nghệ, Cơ khí Tự động hóa & Môi trường tiếp tục có nhiều hơn nữa những công trình khoa học giá trị, những dấu ấn cống hiến ý nghĩa cho nền khoa học công nghệ, cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Tiến Đức