28/11/2024 lúc 10:56 (GMT+7)
Breaking News

Thực trạng và thách thức của truyền thông trong xu thế chuyển đổi số

Trong lĩnh vực truyền thông, hoạt động chuyển đổi số đang diễn tiến mạnh mẽ và tác động trực tiếp, đa dạng mang theo nhiều thách thức. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi giúp cho ngành truyền thông phát triển trong xu thế chuyển đổi số thì vấn đề bảo đảm an ninh thông tin, thị trường, nhân lực, nhận thức, hệ lụy đến từ hoạt động “thông tin sai lệch”… đang là thách thức đối với cơ quan quản lý, ảnh hưởng đến đời sống xã hội mà trực tiếp là hành vi, thói quen và ứng xử của công chúng.

Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao năng lực của các cơ quan truyền thông trong xu thế chuyển đổi số hiện nay.

Truyền thông số
Ảnh minh họa (internet).

Đặt vấn đề

Truyền thông hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề phức tạp, đó là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, dẫn đến, sự thay đổi nhanh chóng của các phương tiện truyền thông, thói quen tiêu dùng thông tin và các quy trình sản xuất, phân phối và tiếp cận thông tin. Một vấn đề khác là sự phổ biến của tin tức giả, thông tin sai lệch và việc sử dụng thông tin sai mục đích. Các tổ chức và cá nhân không đáp ứng được với sự nhanh chóng và phức tạp của các phương tiện truyền thông, vì vậy, họ có thể trở thành mục tiêu của các chiến dịch thông tin sai lệch hoặc bị lôi kéo vào các tranh cãi và thảm họa thông tin. Ngoài ra, vấn đề của quyền riêng tư và bảo mật thông tin cũng là một vấn đề quan trọng. Sự lan truyền nhanh chóng của thông tin và việc thu thập, sử dụng thông tin cá nhân của người dùng trên internet, phương tiện truyền thông khác đã gây ra nhiều tranh cãi,  và quan ngại về quyền riêng tư và bảo mật thông tin.

Một vấn đề quan trọng khác là trách nhiệm của các tổ chức truyền thông và người dùng khi sử dụng thông tin. Mặc dù truyền thông có thể tạo ra nhiều lợi ích nhưng cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu được sử dụng không đúng cách hoặc không có trách nhiệm. Do đó, việc xác định và giải quyết các vấn đề này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển truyền thông bền vững và có ý nghĩa cho tương lai.

Bản chất của truyền thông trong xu thế chuyển đổi số

Truyền thông là quá trình truyền tải thông tin từ một người hoặc tổ chức đến người hoặc tổ chức khác thông qua các phương tiện truyền thông, như báo chí, truyền hình, đài phát thanh, mạng internet, quảng cáo và các kênh khác. Mục đích của truyền thông là để giao tiếp, truyền tải thông tin, kiến thức, ý kiến, giá trị và tạo ra sự tương tác giữa các bên. Truyền thông cũng là một công cụ quan trọng để xây dựng và quản lý hình ảnh, thương hiệu, uy tín và danh tiếng của các tổ chức và cá nhân. Ngoài ra, truyền thông cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thông tin và cung cấp thông tin cho các quyết định kinh doanh, chính trị, xã hội và văn hóa.

Truyền thông trong xu thế chuyển đổi số (CĐS) đang trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng. Cơ sở lý luận của truyền thông trong xu thế CĐS được xây dựng dựa trên các khái niệm sau:

(1) Các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Đây là các công nghệ và thiết bị được sử dụng để tạo, lưu trữ, truyền tải và sử dụng thông tin kỹ thuật số, bao gồm internet, di động, máy tính và các thiết bị thông minh khác. Các phương tiện truyền thông kỹ thuật số đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cách mà các tổ chức và cá nhân tương tác, sản xuất và tiếp cận thông tin.

(2) Nền tảng kỹ thuật số. Là các công nghệ, hệ thống và cơ sở hạ tầng được sử dụng để hỗ trợ truyền thông kỹ thuật số. Các nền tảng này cung cấp các dịch vụ và công nghệ để lưu trữ, quản lý, phân phối và tiếp cận thông tin kỹ thuật số.

(3) Nội dung kỹ thuật số. Đây là thông tin, tài liệu và nội dung được tạo ra hoặc phân phối thông qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Nội dung kỹ thuật số có thể là hình ảnh, video, âm thanh, văn bản hoặc các loại thông tin khác.

(4) Tiếp thị số. Là quá trình sử dụng các kênh truyền thông kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng tiềm năng. Tiếp thị số bao gồm nhiều kỹ thuật và công cụ, bao gồm quảng cáo trực tuyến, tạo nội dung và tiếp cận khách hàng thông qua mạng xã hội.

(5) Truyền thông xã hội. Đó là cách mà mọi người tương tác và chia sẻ thông tin với nhau thông qua các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter và Instagram. Truyền thông xã hội đang trở thành một kênh quan trọng để tạo ra sự tương tác giữa các bên và chia sẻ thông tin.

(6) Kinh doanh kỹ thuật số. Đó là cách mà các tổ chức sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số và nền tảng để tạo ra giá trị kinh doanh…

Thách thức của truyền thông Việt Nam hiện nay

Hoạt động CĐS hiện nay ở Việt Nam bên cạnh những thách thức là cơ hội, có nhiều thuận lợi, trước hết là quyết tâm chính trị và chủ trương thúc đẩy quá trình CĐS ở cấp chiến lược sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý và thúc đẩy truyền thông phát triển đúng định hướng, mang lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.

Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” hướng đến mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Tuy nhiên, truyền thông đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong xu hướng CĐS đó là: các kênh truyền thông truyền thống đã bị đối thủ cạnh tranh từ các kênh truyền thông kỹ thuật số, như trang web, blog, mạng xã hội chi phối nguồn thông tin. Các kênh này cung cấp cho người dùng một phương tiện để truyền tải thông tin và tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Sự phát triển của truyền thông kỹ thuật số đã thay đổi cách thức tiếp cận và tiếp thị đối với người tiêu dùng. Người tiêu dùng hiện nay thường tìm kiếm thông tin trên mạng trước khi quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này có nghĩa là truyền thông cần phải sử dụng các kênh truyền thông kỹ thuật số để tiếp cận người tiêu dùng. Với sự phát triển của các kênh truyền thông kỹ thuật số, lượng thông tin được phát tán mỗi ngày đang tăng lên đáng kể. Điều này có thể làm cho việc truyền tải thông điệp của các nhà quảng cáo và truyền thông trở nên khó khăn hơn. Trong một số trường hợp, các kênh truyền thông kỹ thuật số có thể bị lợi dụng để truyền tải thông tin sai lệch hoặc không chính xác. Điều này có thể gây ra những thiệt hại lớn cho các tổ chức và doanh nghiệp. Chi phí: Sự phát triển của truyền thông kỹ thuật số có thể tạo ra một chi phí lớn đối với các tổ chức và doanh nghiệp. Các kênh truyền thông kỹ thuật số có thể đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao để phát triển và vận hành. Hơn nữa, với sự phát triển của các kênh truyền thông kỹ thuật số, thị trường truyền thông đang dần phân mảng.

Thứ nhất, “truyền thông bẩn” và vấn đề an ninh mạng.

“Truyền thông bẩn” đây là một khái niệm không còn quá xa lạ trong quá trình phát triển ngành truyền thông, nó được biểu hiện rõ qua các các thông tin sai lệch, trục lợi, gây hiểu lầm, thu hút người đọc, người xem… từ thông tin không được kiểm chứng, sai lệch, tin đồn, thiếu căn cứ, không có cơ sở trên các nền tảng mạng xã hội.  Công nghệ số, chuyển đổi số ngày càng phát triển mạnh mẽ, bên cạnh những cơ hội thì vẫn có những kẻ hở đã tạo điều kiện cho “truyền thông bẩn” “lộng hành”. Người dùng chỉ cần dừng lại ở mỗi sản phẩm truyền thông từ 3 – 5 giây, ngay lập tức sự quan tâm ấy sẽ được thuật toán tập hợp và tạo ra các nội dung sai lệch khác, từ đó gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội và nhu cầu thông tin của người dân. Việc giải quyết những vấn đề này, đòi hỏi sự phối hợp của các bên liên quan…

Sự ra đời của “Truyền thông bẩn” (hay còn gọi là tin giả, thông tin sai lệch, tin đồn) trên không gian mạng xã hội có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Chẳng hạn gây nhầm lẫn và hoang mang cho người dân: (1) thông tin sai lệch, tin đồn có thể khiến người dân nhầm lẫn, lo lắng và hoang mang, nhất là là trong những trường hợp liên quan đến sức khỏe, an ninh quốc gia hoặc các sự kiện lớn. Ảnh hưởng đến quyết định chính trị: “Truyền thông bẩn” có thể ảnh hưởng đến quyết định chính trị của người dân và dẫn đến sự phân cực, kích động trong cộng đồng. (2) Gây thiệt hại cho doanh nghiệp và cá nhân: Tin giả và thông tin sai lệch có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp và cá nhân, như mất uy tín, mất khách hàng, mất việc làm, hoặc bị kiện tụng. (3) Gây ảnh hưởng đến sức khỏe: “Truyền thông bẩn” có thể dẫn đến những hành động không đúng về sức khỏe, như sử dụng thuốc không đúng cách hoặc từ chối chủng ngừa. (4) Đe dọa an ninh quốc gia: các tổ chức khủng bố hoặc các nước thù địch có thể sử dụng “truyền thông bẩn” để tạo ra sự lo sợ, chia rẽ và kích động trong xã hội, gây đe dọa đến an ninh quốc gia. Vì vậy, việc kiểm soát và ngăn chặn “truyền thông bẩn” trên không gian mạng xã hội là rất quan trọng để bảo vệ đến sức khỏe, uy tín, an ninh và lợi ích của người dân, doanh nghiệp và quốc gia.

Phủ khắp các nền tảng truyền thông đó là việc đưa thông tin chưa hề được kiểm chứng, chứng thực hay điều tra rõ ràng của các cơ quan chức năng mà cụ thể là của Cơ quan CSĐT chưa công bố đúng – sai thì các loại thông tin, như: nghệ sĩ lợi dụng từ thiện, người đẹp có con với đại gia, doanh nhân X. sắp bị bắt…, thậm chí chỉ là những đoạn video chửi bới, nhục mạ, diễn những mẩu phim đồi trụy, loạn luân lại xuất hiện nhan nhản mà người tiếp cận (có cả trẻ em) dễ dàng truy cập. Nguy hiểm hơn đó chính là một số doanh nghiệp xấu đã lợi dụng sự phủ sóng rộng khắp này để làm “truyền thông bẩn” đến người xem, dẫn dắt họ tin và sử dụng những dịch vụ lừa đảo từ doanh nghiệp. Điều đáng nói ở đây chính là chưa có một đơn vị quản lý nào đứng ra để giải quyết, ngăn chặn những sự việc này, một cách ngẫu nhiên nó được lan truyền với sức mạnh của truyền thông đã tác động không nhỏ vào công chúng gây ra những vấn nạn, thông tin thiếu lành mạnh, vi phạm quy chế quảng cáo, cung cấp thông tin trên mạng internet và ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, văn hóa, đời sống xã hội.

Thứ hai, nhận thức vai trò của quá trình CĐS đối với truyền thông.

Quá trình CĐS đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi cách thức hoạt động của ngành truyền thông, đồng thời, mở ra nhiều cơ hội mới và đưa ra nhiều thách thức cho ngành này. Nhận thức về vai trò của quá trình CĐS đối với truyền thông một cách đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình triển khai. Điều chú ý chính là cần: (1) tăng cường sự phổ biến thông tin: công nghệ số giúp truyền thông trở nên phổ biến hơn, nhanh chóng hơn và dễ dàng tiếp cận hơn với mọi người. Nhờ đó, người dân có thể nắm bắt thông tin và tin tức mới nhất một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn bao giờ hết. (2) Tạo ra nhiều kênh truyền thông mới: quá trình CĐS đã mở ra một loạt các kênh truyền thông mới như mạng xã hội, blog, trang web, ứng dụng di động, email, tin nhắn điện thoại, video trực tuyến, podcast,… Nhờ đó, truyền thông có thể tiếp cận với đông đảo khán giả hơn và đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng. (3) Tăng cường tính tương tác và tham gia của khán giả: công nghệ số cho phép khán giả tham gia vào quá trình sản xuất, phát hành và chia sẻ thông tin, từ đó, tăng cường tính tương tác và tham gia của khán giả trong ngành truyền thông. Nhờ đó, người dân có thể đóng góp ý kiến, bình luận, chia sẻ thông tin, góp phần vào việc xây dựng một cộng đồng thông tin và truyền thông phát triển hơn. (4) Thách thức về độ tin cậy và chất lượng thông tin: với sự phát triển của mạng xã hội, internet, thông tin trở nên đa dạng…

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực

Trong quá trình CĐS của ngành truyền thông, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển. Hiện nay đang thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn và kỹ thuật mà truyền thông trong CĐS đòi hỏi người làm việc có kiến thức chuyên sâu về các công nghệ số, kỹ năng sáng tạo, quản lý dữ liệu, phân tích, xử lý dữ liệu, marketing kỹ thuật số và phân tích các trang web và dữ liệu số. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chuyên môn và kỹ thuật trong lĩnh vực này còn khá thiếu hụt, khiến cho việc tìm kiếm và thu hút nhân tài cho các công ty truyền thông khá khó khăn. Thừa hưởng kiến thức lý thuyết nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế: Thực trạng, nhiều sinh viên tốt nghiệp các ngành truyền thông có kiến thức lý thuyết tốt, nhưng khi bước vào thực tế làm việc, họ gặp nhiều khó khăn vì thiếu kinh nghiệm và kỹ năng thực tế. Do đó, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường đang có nhiều thay đổi nhanh chóng. Vì vậy, những người làm trong lĩnh vực truyền thông cần có khả năng đáp ứng và thích nghi với những thay đổi đó.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nhân viên truyền thông không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, khiến cho họ dễ bị thất nghiệp hoặc không đủ năng lực để phát triển trong lĩnh vực này. Chất lượng nguồn nhân lực truyền thông trong CĐS hiện nay vẫn còn nhiều thách thức. Bên cạnh đó, một con số rất ít trong khi đó CĐS ngành truyền thông cần được thúc đẩy và đi đúng hướng. Rào cản nhất định từ ngoại ngữ, người học và người làm còn chưa trang bị vốn ngoại ngữ (tiếng Anh) và trình độ công nghệ thông tin… dẫn đến khó khăn trong quá trình tiếp cận công nghệ mới, theo xu thế của thế giới.

Khuyến nghị phát triển truyền thông tại Việt Nam

Trong xu thế CĐS, truyền thông đang đối mặt với nhiều thách thức, đòi sự thích nghi và sáng tạo của các chuyên gia và nhà quản lý truyền thông. Một trong những thách thức chính của truyền thông trong CĐS là sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường. Các nhà quản lý và chuyên gia truyền thông cần phải có kiến thức sâu rộng về các công nghệ số mới, các xu hướng thị trường, cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, truyền thông trong CĐS còn phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến an ninh thông tin, như: bảo vệ dữ liệu và thông tin khách hàng, chống lại tin giả và thông tin sai lệch trên mạng xã hội. Điều này đòi hỏi những giải pháp tốt hơn để bảo đảm an toàn và đáng tin cậy cho các hoạt động truyền thông.

Chất lượng nguồn nhân lực truyền thông cũng là một trong những thách thức quan trọng trong quá trình CĐS. Do đó, cần phải đầu tư vào đào tạo, tạo điều kiện thu hút và giữ chân nhân tài và đưa ra các giải pháp tốt hơn để giải quyết các vấn đề còn hạn chế trong lĩnh vực này. Truyền thông trong xu thế CĐS đang đối mặt với nhiều thách thức, tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các chuyên gia và nhà quản lý truyền thông phát triển và tạo ra những giải pháp sáng tạo, giúp tăng cường hiệu quả và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

Tài liệu tham khảo:

  1. Báo chí – truyền thông trong xu thế chuyển đổi số. https://tuyengiao.vn, ngày 21/12/2021.
  2. Tư tưởng văn hóa chuyển đổi số báo chí – truyền thông hiện đại sự tổng hòa của các yếu tố. https://dangcongsan.vn, ngày 16/6/2022.
  3. Ngành truyền thông trong làn sóng chuyển đổi số tại Việt Nam. https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn, ngày 16/5/2023.
  4. Thách thức của báo chí thời chuyển đổi số. http://stnmt.kontum.gov.vn, ngày 16/5/2023.

ThS. Nguyễn Văn Thủy

Học viện Hành chính Quốc gia