28/12/2024 lúc 21:12 (GMT+7)
Breaking News

Thị trường bán lẻ Việt Nam thu hút nhà đầu tư nước ngoài

VNHN – Sáng 20/3/2019, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam và Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức Diễn đàn “Đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam” nhằm tạo cơ hội cho các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà đầu tư chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng hợp tác để đưa thị trường bán lẻ phát triển đa dạng.

VNHN – Sáng 20/3/2019, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam và Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức Diễn đàn “Đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam” nhằm tạo cơ hội cho các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà đầu tư chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng hợp tác để đưa thị trường bán lẻ phát triển đa dạng.

PGS.TS. Lê Xuân Đình – Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo phát biểu tại Diễn đàn

           PGS.TS Lê Xuân Đình – Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo cho biết: Trong những năm qua thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa cho người dân và góp phần quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế, từ năm 2006 đến 2008 bình quân của thương mại trong nước trong GDP đạt mức trên 10%/năm, tạo công ăn việc làm cho khoảng 12-13% tổng lao động xã hội, đứng thứ ba sau ngành nông nghiệp, lâm nghiêp, thủy sản và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

          Thị trường bán lẻ Việt Nam tăng mạnh với nhiều hình thức ngày càng đa dạng, phong phú, đặc biệt là hình thức bán lẻ hiện đại như các siêu thị, trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại rộng lớn. Các doanh nghiệp trong nước chiếm phần lớn thị trường bán lẻ Việt Nam như: hệ thống kinh doanh tổng hợp Co.op Mart, Vimart, Fivimart, SaigonCoop, SatraMart, Hapromart,….Ngoài ra, thị trường còn có sự tham gia của các nhà bán lẻ có thương hiệu nổi tiếng nước ngoài như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Central Group (Thái Lan), Metro (Đức),…

Toàn cảnh buổi Diễn đàn

* Sức hấp dẫn thị trường bán lẻ

          Hiện nay thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là phát triển khá mạnh trong những năm gần đây khi tổng mức bán kẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội có mức tăng trưởng nhanh. Giai đoạn từ năm 2015 – 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng so với năm trước từ 10,5 – 10,9%. Trong khi đó năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt gần 4,4 triệu tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017. Đây cũng là mức tăng đột phát và cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

          Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam những năm gần đây đang tăng nhanh chóng. Cụ thể năm 2010 đạt 88 tỷ USD và đến năm 2017 đạt 130 tỷ USD, dự báo đến năm 2020 sẽ đạt 179 tỷ USD.

           Thị trường bán lẻ ở các thành phố, đô thị phát triển với các hình thức tổ chức văn minh hiện đại; thị trường bán lẻ vùng nông thôn cũng được quan tâm phát triển, mở rộng đa dạng các loại hình, thương mại điện tử bán lẻ đã bước đầu phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh trên thị trường bán lẻ ngàng càng thuận lợi và cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia trao đổi, mua bán có nhiều cơ hội để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

          Theo nhận chung, thị trường bán lẻ Việt Nam đến nay được hội tụ nhiều nhà phân phối lớn trong và ngoài nước, song sự phát triển cũng chỉ mới là giai đoạn đầu, cơ hội còn rất nhiều cho các nhà đầu tư đến sau, nhất là các nhà bán lẻ có thương hiệu, có sự khác biệt và ứng dụng các cộng nghệ quản lý bán hàng đang phát triển nhanh như hiện nay ở trên thế giới. Công nghệ 4.0 đã lan tỏa vào lĩnh vực thương mại bán lẻ và lĩnh vực tiêu dùng xã hội ở các nước. Ở Việt Nam, giai đoạn 2018 – 2020 sẽ là giai đoạn tăng tốc cho các nhà bán lẻ ở thị trường nội địa. Đây cũng là thời điểm mà sự cạnh tranh mạnh mẽ sẽ quyết liệt hơn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài giữa các kênh bán hàng hiện đại và kên bán hàng truyền thống.

* Ứng dụng cộng nghệ - lối đi cho ngành bán lẻ

          Với sự phát triển của công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi, trong thời gian tới sẽ đem lại năng suất lao động cao cho các nhà bán lẻ, đồng thời thay đổi những hành vi mua sắm của người tiêu dùng xã hội. Giai đoạn tới là giai đoạn của bán hàng đa kênh cả trực tiếp và bán hàng online, mô hình bán lẻ kiểu liên doanh và bách hóa tổng hợp đã có lúc không còn phù hợp, thay vào đó là các mô hình shopping mail, vừa bán hàng vừa có các dịch vụ tổng hợp như vui chơi, ăn uống, làm đẹp,… Trên thực tế 1 – 2 năm nay trên thế giới đã có một số nhà bán lẻ trực tiếp do không kịp thích ứng với thời đại mới đã phải đóng cửa, trong khi đó các kênh bán hàng online phát triển nhanh, điển hình như các tập đoàn bán lẻ online Amazol, Alibaba đang hoạt động rất mạnh trên thị trường thế giới.

          Có thể thấy, tác dụng của công nghệ mới không chỉ áp dụng trong quản lý kinh doanh mà còn tác dụng tích cực trong việc tạo ra sự kết nối, liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, tạo ra sự minh bạch và phát triển bền vững.

          Theo ông Vũ Vinh Phú - Chuyên gia kinh tế, nguyên PGĐ Sở Thương mại Hà Nội cho biết: Ở nước ta với dân số trên 90 triệu người, trung bình 1 người có 24h kết nối mạng trong mỗi tuần, với việc phổ biến sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị khác là điều kiện để các nhà bán lẻ áp dụng những công nghệ bán hàng tiên tiến của mình. Ông Phú cũng nếu ra ý kiến, các nhà bán lẻ Việt Nam cần đi nhanh hơn, đi cùng nhau để có một sức mạnh tổng hợp nhất là trong điều kiện đa số các doanh nghiệp Việt còn nhỏ bé trên thị trường; nắm bắt công nghệ tiếp thu nhanh và hiệu quả các kinh nghiệm của các nước đi trước để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình ngay ở thị trường nội địa.

Tọa đàm: Thị trường bán lẻ Việt Nam cơ hội và thách thức đối với Doanh nghiệp trong và ngoài nước

          Đây là cơ hội để các đại biểu tập trung thảo luận về những nôi dung như: giải pháp nghiên cứu ứng dụng công nghệ hướng đến tối ưu hóa đầu tư và vận hành cho các nhà bán lẻ; Khuynh hướng bán lẻ trên thế giới và Việt Nam; Kinh nghiệm đầu tư cho tiếp thị và bán lẻ; đầu tư nước ngoài vào thị trường bán lẻ,…./.