28/04/2024 lúc 17:37 (GMT+7)
Breaking News

Thầy Lê Văn Đạt – Người đưa đò thầm lặng

VNHNO - Từ xưa đến nay, nghề giáo luôn được tôn vinh là "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo". Hơn cả một nghề nghiệp thông thường, dạy học còn là một nghệ thuật, một công việc đòi hỏi rất nhiều tâm huyết và nỗ lực.

VNHN - Từ xưa đến nay, nghề giáo luôn được tôn vinh là "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo". Hơn cả một nghề nghiệp thông thường, dạy học còn là một nghệ thuật, một công việc đòi hỏi rất nhiều tâm huyết và nỗ lực.

Môi trường giáo dục ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với trước kia nhưng vai trò và trách nhiệm của người thấy thì vẫn như xưa - là người truyền đạt kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách cho học sinh.Với cách giảng bài dễ hiểu, cùng với cách nói chuyện hài hước dí dỏm, thầy Lê Văn Đạt đã và đang truyền kiến thức của mình cho các tân sinh viên xứ Thanh.

Thầy Lê Văn Đặt hiện là thầy giáo dạy Hóa học tại trường Trung học phổ thông Chuyên Lam Sơn, cho đến giờ thầy đã gắn bó với nghiệp sư phạm hơn 10 năm, 9 năm tại trường Trung học phổ thông Quảng Xương I , sau đó công tác ở THPT Chuyên Lam Sơn. Năm 2013, lớp thầy chủ nhiệm có đến hai thủ khoa thuộc các trường top. Trong những năm công tác tại trường Quảng Xương I, các lớp mà thầy giảng dạy luôn có thủ khoa, tập thể thầy chủ nhiệm luôn vững mạnh, học sinh vào được các trường Đại học tốt ở Việt Nam.

Những người thầy, người cô từ bao đời nay luôn giữ vai trò là người chèo đò đưa bao nhiêu thế hệ học sinh qua dòng sông tri thức. Điều gì đã đưa thầy bén duyên với nghiệp giáo?

Ban đầu mình quyết định theo sư phạm xuất phát từ việc lúc bấy giờ ngành sư phạm rất trọng dụng nhân tài, khuyến khích người giỏi và dễ xin việc. Nhưng sau đó, khi đã bắt đầu đi dạy mình mới nhận ra tình yêu với nghề giáo đã giúp mình càng vững bước tiếp tục chèo đò với từng thế hệ học trò. Đối với mình, nhiều học sinh ra trường tiếp bước được trên con đường các em lựa chọn, niềm tin của phụ huynh học sinh chính là lý do khiến mình luôn cố gắng.

Thầy có thể chia sẻ kỷ niệm khiến thầy nhớ nhất khi vừa bước vào nghề?

Khóa đầu tiên mình chủ nhiệm đến khi học sinh thi đại học, vào ngày biết điểm thi, trong một đêm học sinh báo điểm thì có đến hai bạn thủ khoa. Lớp rất nhiều học sinh điểm 10, có thành tích cao toàn tỉnh Thanh Hóa.

Thầy có thể dùng một câu để nói về cách dạy của thầy không? Thầy thích cách dạy hiện tại của thầy chứ?

Nếu bằng một câu thì mình cho rằng câu đó sẽ là “Phong cách, dễ hiểu, gần gũi, đi vào lòng người”. Còn nói về cách dạy, thì mình nghĩ chỉ cần cách dạy của mình phù hợp và đem lại kiến thức một cách hiệu quả nhất cho học sinh thì đấy cũng là cách dạy mà mình thích. Niềm yêu thích chỉ được khơi dậy khi mà cách dậy ấy đem lại sự hứng thú cho học sinh mà thôi. Với mình, không có chuẩn mực ràng buộc trong việc giảng dạy. Mình sẽ cố gắng biến những ngôn từ khô khan trong sách vở trở nên thú vị bằng những phương pháp truyền đạt mới mẻ và vui nhộn.

Em được biết, dù đã chuyển công tác sang trường THPT Chuyên Lam Sơn nhưng khi nhắc đến thầy, vẫn có rất nhiều học sinh Quảng Xương I tỏ lòng yêu mến, và ngay cả học sinh ở trường Chuyên Lam Sơn cũng rất kính trọng và ngưỡng mộ. Bí quyết của thầy là gì để được nhiều học sinh yêu mến như hiện nay?

Thực ra không chỉ riêng mình, mà bất kì giáo viên nào chỉ cần có sự nhiệt tình, dí dỏm và có chuyên môn thì học sinh sẽ luôn yêu quý. Nhưng đặc biệt đó là luôn tôn trọng và biết cách truyền tình yêu học tập tới học sinh. Trong lớp học, mọi ý tưởng và ý kiến của học sinh đều được trân trọng, được đánh giá cao. Sự tôn trọng này giúp học sinh thoải mái bày tỏ quan điểm, cảm xúc của mình và học được cách tôn trọng, biết lắng nghe người khác. Người thầy tuyệt vời sẽ truyền đi tình yêu học tập đến học sinh thông qua niềm đam mê công việc, chính là người làm cho học sinh cảm thấy… tiếc hùi hụi khi lỡ không được học một giờ của thầy. Mình luôn muốn trở thành một người thầy như thế.

Suốt 10 năm miệt mài trên bục giảng, đồng hành cùng bao thế hệ học sinh, thầy nhớ nhất học trò nào kể từ khi thầy đi dạy đến giờ?

Có một cậu học trò nữa mà mình nhớ mãi, tên cậu bé ấy là Đoàn Công Chung. Cái mình ấn tượng chính là sự mạnh dạn của đứa học trò khi ấy dám đứng lên để xin được vào lớp học thêm của mình. Gia đình Chung rất hoàn cảnh, gia đình đông người, bố lại mất sớm nên kinh tế không đảm bảo cho em có thể đi học bổ trợ được như các bạn khác. Hành động ấy và ở cái lứa tuổi ấy, sẽ chẳng một thằng bé nào dám thừa nhận hoàn cảnh gia đình và hết lòng vì con chữ đến thế. Và cho đến bây giờ, khi mới 21 tuổi, Chung đã lập nên và đứng đầu một tập đoàn mang tên CGROUP, em vẫn không quên người thầy khi xưa. Nâng bước học trò trên một đoạn đường để rồi khi trưởng thành, chúng vẫn nhớ đến thầy là điều hạnh phúc nhất của nghề giáo và với chính bản thân mình.

Nếu được chọn lại một lần, thầy có nghĩ mình sẽ chọn một ngành khác?

Đây là câu hỏi mà mình có thể trả lời nhanh nhất mà không cần cân nhắc gì. Trong cuộc đời, khi mà các bạn đã tìm ra được một hướng đi dành cho mình thì các bạn sẽ không bao giờ nghĩ đến việc lựa chọn lại nữa. Mình cũng vậy, nghề giáo là con đường đúng đắn mà mình đã lựa chọn.

Điều thầy muốn nhắn gửi đến các bạn học sinh ngày nay là gì?

Trong tương lai, ngoài tư duy đã có thì luôn cần phải có niềm tin, cố gắng vượt lên chính bản thân mình thì sẽ thành công. Không gì là không thể.

Em xin cám ơn về những chia sẻ của thầy. Là một người thầy mẫu mực, chu đáo nhiệt tình, em mong rằng trong tương lai thầy càng ngày mạnh khỏe để có thể tiếp tục trên chuyến đò chở những ước mơ.