21/12/2024 lúc 21:38 (GMT+7)
Breaking News

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 – Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những mốc son chói lọi, một bước ngoặt lịch sử vẻ vang của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam triệu người như một, nhất tề vùng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến giành chính quyền về tay Nhân dân.

Tầm vóc, ý nghĩa lịch sử thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945

Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất – một điểm sáng của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo Cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”. Bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Nhân dân ta đã đập tan ách phát-xít Nhật, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp gần 100 năm, xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 – một sự kiện vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của Nhân dân ta đã giành thắng lợi trọn vẹn, mở một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam. Thành công của Cách mạng Tháng Tám đã để lại nhiều bài học quý báu cho dân tộc Việt Nam. Một trong những bài học đó là phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc với sức mạnh thời đại, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài, gian khổ của Nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sách lược và tầm nhìn chiến lược đối ngoại. Đặc biệt là việc dự báo đúng tình thế, nhận định đúng thời cơ, kết hợp nội lực và ngoại lực đã thể hiện một tầm nhìn ngoại giao thiên tài của Hồ Chí Minh.

Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu

Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi là kết quả của 15 năm đấu tranh kiên cường bất khuất của cả dân tộc. Đây chính là thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc biết tạo thời cơ và biết chớp thời cơ, vùng lên giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 là biểu tượng tuyệt vời của đại đoàn kết toàn dân tộc, của tinh thần, ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.

Đoàn kết là bài học có tính quy luật đã được tổng kết và kiểm chứng nhiều lần trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta. Hơn nữa, đoàn kết đã trở thành một giá trị tiêu biểu trong Cách mạng Tháng Tám. Vì sự tồn vong của quốc gia, dân tộc Việt Nam luôn luôn ý thức sâu sắc “nước mất thì nhà tan” và họ cũng ý thức được sự đoàn kết và chỉ khi nào khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố vững chắc thì nội lực dân tộc mới có cơ hội phát huy tốt, đất nước trở nên thái bình, thịnh trị, dân chúng yên vui, hạnh phúc.

Thắng lợi này đã chứng tỏ nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược, tài tình sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt là, Đảng ta đã xây dựng và phát huy , cao độ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là, khối đại đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức; trên cơ sở lợi ích, nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân để tổ chức, tập hợp họ vùng lên đấu tranh “lấy sức ta giải phóng cho ta”. Vì thế, Cách mạng Tháng Tám đã tạo nên một cao trào cách mạng rộng khắp, mạnh mẽ chưa từng thấy với đông đảo lực lượng tham gia, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, mọi thành phần kinh tế, mọi giới và mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.

Sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong tổng khởi nghĩa và Cách mạng Tháng Tám là sức mạnh của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đúng đắn. Đường lối đó luôn thể hiện tư tưởng xuyên suốt của Đảng: cách mạng là sự nghiệp của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Như vậy, quan điểm “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, một mặt khẳng định sức mạnh nội lực, mặt khác kế thừa, phát triển tư tưởng “lấy dân là gốc” của dân tộc ta. Mục tiêu của Cách mạng Tháng Tám là đem lại lợi ích tối cao cho dân tộc, vì lợi ích của nhân dân lao động và quyền thiêng liêng của con người; đó là: đánh đổ thực dân phong kiến, giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân,… Vì thế, trước lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh, toàn dân đã nhất tề đứng lên giành chính quyền.

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: Đoàn kết một chính sách dân tộc, là phương pháp cách mạng, là nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đảng ta chủ trương kêu gọi sự đoàn kết toàn dân; trong đó, Mặt trận Việt Minh là trung tâm quy tụ lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc. Công tác vận động quần chúng trong Cách mạng Tháng Tám đã thể hiện tính cách mạng triệt để; nó kết tinh giá tri văn hóa, tinh thần, ý chí quật khởi của cả dân tộc anh hùng với truyền thống của hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm. Đồng thời, Đảng ta đã kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; trong nước thì vận động, tổ chức nhân dân đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền; ngoài nước thì liên minh với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản ở các nước, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Trong quá trình cách mạng, Đảng ta luôn kiên trì con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của mình. Tổng khởi nghĩa và thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã để lại những bài học kinh nghiệm cực kỳ quý báu về đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết, đại đoàn kết là một truyền thống quý báu trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta. Đoàn kết cũng đã trở thành một giá trị tiêu biểu trong nền văn hoá chính trị Việt Nam hiện đại.

Bài học về xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám và cuộc kháng chiến thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ vẫn còn nguyên giá trị. Hơn lúc nào hết, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cần tiếp tục nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự lực, tự cường, xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; thực hiện toàn dân đoàn kết một lòng, biến mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành hiện thực, để hoàn thành thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhiệm vụ, giải pháp và vận dụng những bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Trong những năm tới, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải đoàn kết một lòng; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy; có quyết tâm chính trị cao; dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình; chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống; nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; không ngừng tăng cường tiềm lực mọi mặt của quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và những thành quả phát triển đã đạt được; đưa đất nước vững bước tiến lên, phát triển nhanh và bền vững¹. Đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó nổi bật là phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và cần tập trung vào những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau:

Một là, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyển, Mặt trận, đoàn thể các cấp cần chăm lo, phát huy và bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; thực hiện đúng đắn, hiệu quả phát huy dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Để cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của Nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một trong những nhiệm vụ bao trùm, quan trọng hàng đầu của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp hiện nay là tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm sự thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng và hành động: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; là Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng dựng xã hội trật tự, kỷ cương. Đồng thời, phát huy hơn nữa vai trò đoàn kết các giai tầng, nêu cao vai trò các cá nhân tiêu biểu trong các giới đồng bào, các tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Hai là, giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích pháp, chính đáng của Nhân dân. Mọi chủ trương, lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để lợi ích của Nhân dân. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khô ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các tổ chức đảng và chính quyền phải thường xuyên nghe tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, trao đội, đối thoại, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhân dân; tạo nên niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, sự đồng thuận của Nhân dân trong xã hội. Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách để phát huy vai trò của Nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất nước; bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; tạo sự đồng thuận trong xã hội và góp phần tích cực vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; xây dựng, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân trong quá trình phát triển đất nước.

Ba là, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biển, hải đảo, đồng bào đặc biệt khó. Cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ớ các cấp một cách công khai, minh bạch. Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch. Vận động đồng bào các dân tộc phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, biên giới, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh.

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện quy định về đạo đức công vụ trong công tác Mặt trận; tăng cường phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Đẩy mạnh cải cách hành chính, lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của Nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên. Củng cố, kiện toàn về tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, hướng mạnh về cơ sở; phát huy sức mạnh to lớn của Nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”; trân trọng, tôn vinh những đóng góp, cống hiến của Nhân dân vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; phê phán, xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu dân; tăng cường ý thức, . tinh thần trách nhiệm phục vụ Nhân dân.

Năm là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác Mặt trận. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc bằng đường lối, chủ trương chính sách lớn, bằng công tác tổ chức, cán bộ; bằng công tác kiểm tra, giám sát và bằng công tác lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, phát huy quyền làm chủ, tinh thần đoàn kết, sức sáng tạo của Nhân dân trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đổi mới phương thức, phương pháp, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị để thực hiện có hiệu quả những nội dung, nhiệm vụ về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, công bằng xã hội xây dựng đất nước phát triển bền vững.

78 năm đã trôi qua, Cách mạng Tháng Tám vẫn là một sự kiện diệu kỳ trong lịch sử dân tộc Việt Nam và nhân loại. Đã có nhiều công trình khoa học và bài viết ở trong nước và trên thế giới về sự kiện lịch sử cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng 8/1945 của Việt Nam Song, lịch sử không thể phủ nhận thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 · bắt nguồn từ bài học phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngọn cờ dân tộc được Đảng ta giương cao hơn bao giờ hết và khối đại đoàn kết toàn dân đã không những được khôi phục, củng cố mà còn được nâng lên tầm cao mới, kết hợp với sức mạnh của các lực lượng tiến bộ trên thế giới, tạo ra xung lực hồi sinh mạnh mẽ để bùng phát kịp thời, khi thời cơ đến.

Kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám, chúng ta càng hiểu rõ giá trị lịch sử, thực tiễn sâu sắc mà Cách mạng Tháng Tám đã mang lại để nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm của các thế hệ hôm nay và mai sau trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá, những tư tưởng mang tầm thời đại của Cách mạng Tháng Tám vào công cuộc đổi mới đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới.

Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu

...