28/04/2024 lúc 23:13 (GMT+7)
Breaking News

Thạc sỹ tiếng Trung xinh đẹp kể chuyện ăn Tết xứ người

Những năm tháng học tập và sinh sống ở Trung Quốc, Th.s.Phan Thư có thêm những trải nghiệm đáng nhớ, thú vị về những ngày tết truyền thống Việt Nam nơi xa xứ.

Đón Tết Việt, viết thư pháp trên đất nước bạn 

Th.s.Phan Thư sinh năm 1985, tại Hà Nội. Cô tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc năm 2007, là người đầu tiên ở Việt Nam sở hữu chứng chỉ IPA được cấp phát bởi International Profession Association của Mỹ tại Bắc Kinh, Trung Quốc cho vị trí Senior Teaching Chinese Teacher (Giáo viên Tiếng Trung cấp cao).

 

Thư cho biết, cô vốn yêu thích tiếng Trung từ rất sớm và rồi bén duyên với chuyên ngành ngôn ngữ tiếng Trung như một lẽ tự nhiên.

“Càng nghiên cứu thứ ngôn ngữ của hơn 1,4 tỷ người dùng này càng thấy chúng vừa phức tạp vừa hấp dẫn”, cô dí dỏm so sánh.

Nhớ nhất là năm Thư ở lại ăn tết ở Trung Quốc, khi đang là sinh viên năm thứ 3 và làm du học sinh. Năm đó, cô gái trẻ đã có những kỷ niệm thú vị vô cùng. Thư nhớ lại những cung đường đẹp trong những ngày tết năm ấy. “Chúng như xuất hiện trên từng thước phim lần lượt trôi vùn vụt trong ký ức của tôi. Nhưng tôi chưa bao giờ có cảm giác của một người xa xứ, bởi vì các thầy cô và các bạn Trung Quốc thật sự rất thân tình và luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi khi họ biết tôi là một du học sinh”, Thư nói.

Cô nhớ về cái tết đầu tiên ở Trung Quốc, Thư được ở lại nhà của một người bạn để đón năm mới. Trước Tết, cô và mọi người cùng nhau tập viết thư pháp và chọn những chữ đẹp nhất để đóng khung, cùng nhau tập viết câu đối và chọn những câu đẹp nhất để treo tại cửa nhà…….

“Ngày đón Tết, tôi cũng được vào bếp cùng gia đình bạn tôi. Món sủi cảo là món ăn truyền thống ngày Tết của người Trung Quốc. Theo văn hóa của người Trung Quốc, khi nặn sủi cảo, họ sẽ cho một đồng xu may mắn vào một chiếc sủi cảo bất kỳ, ai ăn được chiếc sủi cảo đó được hiểu sẽ gặp may mắn trong cả một năm. Tôi đã rất hạnh phúc khi chính là người may mắn ăn được chiếc sủi cảo có đồng xu vào năm đó cùng những chiếc lì xì may mắn đầu năm của gia đình bạn tặng tôi. Sự ấm áp, gần gũi của gia đình người bạn đã mang đến cho tôi thật nhiều hạnh phúc và xóa tan cảm giác nhớ nhà khi đón xuân trên nước bạn.

Cô gái nhỏ năm ấy cũng đã nghĩ ra cách để tích lũy kiến thức về vốn Tiếng Trung, từ văn hóa, tới kinh tế và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Thư kể, cô thường bớt lại tiền ăn sáng để mua báo giấy. Nơi cô đến nhiều nhất trong suốt quãng thời gian du học tại Trung Quốc, ngoài lớp học ra, thì đó chính là Phòng tự học. Phòng tự học ở Trung Quốc khác với thư viện, đó là nơi dành cho các bạn học sinh, sinh viên mang tài liệu tới đó để nghiên cứu hoặc hoàn thiện các bài tập. Sau mỗi giờ học, cô thường mang theo tờ báo mua từ sáng, ngoài nhiệm vụ hoàn thành các bài tập giáo viên giao, cô vẫn tự giao cho mình thêm một việc: đọc hiểu được toàn bộ nội dung bài báo China News mỗi ngày.

Cô dùng bút đánh dấu lại các nội dung chưa hiểu, và lần lượt tra từ điển cho từng nội dung đó. Rồi cô đọc lại cho tới khi cảm thấy mình thật sự đã hiểu thấu đáo toàn bộ nội dung mà bài báo đề cập đến. Chỗ nào tra từ điển còn chút băn khoăn, cô sẽ tìm tới sự trợ giúp của bạn bè người Trung Quốc hoặc các thầy cô của mình.

Như một thói quen, trước giờ đi ngủ, Thư luôn bật đài phát thanh trung ương để nghe giọng những phát thanh viên phát âm tiếng Trung chuẩn nhất, và hay nhất.

Những năm du học tại Trung Quốc mang tới cho cô rất nhiều trải nghiệm, nhưng điều Thư quý nhất đó chính là tình người mà cô cảm nhận được ở nơi ấy. Những người thầy, người bạn vô cùng thân thiện và tốt bụng đã mang cho cô nguồn cảm hứng học tập vô tận. Và Thư tiếp tục trở về khoa Trung Quốc, ĐHNN, ĐHQG Hà Nội hoàn thành nốt những nhiệm vụ học tập năm cuối, trong thành tích xuất sắc và được rất nhiều thầy cô, bạn bè đánh giá cao.

Cô gái Việt mê tiếng Trung

 

Tốt nghiệp Đại học năm 2007, cũng là lúc nhiều tập đoàn nước ngoài rót vốn đầu tư vào Việt Nam, trong đó có Foxconn – một xưởng gia công linh kiện điện tử số 1 thế giới, tập đoàn iDPBG cũng là tập đoàn thuộc Foxconn – đối tác của Apple trong việc chế tạo, lắp ráp toàn bộ các sản phẩm điện tử của Apple tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Và Phan Thư cũng có may mắn là một trong những cử nhân trúng tuyển, trở thành nhân sự tiềm năng được cử sang đào tạo và làm việc tại Thâm Quyến, Trung Quốc.

Đó là thời gian Thư được tác nghiệp 24/7 với đồng nghiệp, sếp là người Trung Quốc hoặc người nước ngoài làm việc tại tập đoàn của công ty. Thư tiếp tục được tích lũy dần kinh nghiệm làm việc ở những tập đoàn chuyên nghiệp – là đối tác của Apple. Và cũng trong chính thời gian đó, ngoài công việc chuyên môn, cô còn được giao thêm nhiệm vụ dạy Tiếng Trung Quốc cho các đồng nghiệp từ Việt Nam sang làm việc.

Phan Thư không tự đánh giá năng lực Tiếng Trung của bản thân, nhưng cô đã trở thành MC nữ nước ngoài duy nhất của tập đoàn dẫn chương trình cùng một MC khác người Bắc Kinh, trong hầu hết các sự kiện lớn của tập đoàn. Cô rất trân quý những cơ hội như vậy, và cũng luôn cố gắng tròn vai nhất có thể khi được giao phó.

 

 

Ngày 1/12/2023, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quyết định số 4119/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Đây là hoạt động bình thường, theo đúng kế hoạch thẩm định, phê duyệt danh mục sách giáo khoa các môn ngoại ngữ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Phan Thư và Hệ sinh thái dạy, học Tiếng Trung Quốc iChiLand sẽ trở thành một trong những nhân tố đắc lực để triển khai công tác dạy và học chương trình này.

Ngoài vai trò là giảng viên tiếng Trung, Phan Thư đang được biết với vai trò là người điều hành iChiLand. Công ty TNHH iLanguage Việt Nam được thành lập năm 2019, là đơn vị tiên phong nghiên cứu và giảng dạy song ngữ Tiếng Anh & Tiếng Trung Quốc tại Việt Nam. Ngày 15/3/2022, iLanguage sau nhiều cố gắng và nỗ lực, đã đặt nét bút đầu tiên xây dựng"Hệ sinh thái dạy & học Tiếng Trung dành cho thanh thiếu niên Việt Nam, mang tên iChiLand" với sản phẩm cốt lõi đầu tay là Bộ sách Tiếng Trung trẻ em iChiLand cùng một số ấn phẩm như: film ngắn, câu chuyện truyền cảm hứng sống tích cực bằng Tiếng Việt Nam và Tiếng Trung Quốc.

Với phương châm "cùng nhau vun đắp phẩm chất thiện lương, chính trực, uy tín; cùng nhau trang bị năng lực có được cuộc sống hạnh phúc", Phan Thư và các cộng sự tại IChiland đang nỗ lực mỗi ngày để hoàn thiện hơn "Hệ sinh thái dạy và học Tiếng Trung dành cho thanh thiếu niên Việt Nam" bằng sức trẻ, sức sáng tạo, tinh thần đoàn kết, kỷ luật và trách nhiệm vì mục tiêu, lý tưởng chung. 

 

PV