18/01/2025 lúc 19:10 (GMT+7)
Breaking News

Tập đoàn GFS hướng tới mục tiêu phát triển công nghệ xanh

Tập đoàn GFS là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực bất động sản với hơn 25 năm hình thành và phát triển. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo ra nhiều đổi mới cho cuộc sống và xã hội, hai mũi nhọn khác trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Tập đoàn đó là Khoa học công nghệ và Nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao cũng được Tập đoàn tập trung đẩy mạnh.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học xanh

Trên tinh thần “Coi nguồn tri thức, tài nguyên chất xám, đổi mới công nghệ sáng tạo là vô tận”, năm 2015, Tập đoàn GFS thành lập Viện Công nghệ GFS (đồng thời cũng là thành viên trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - VUSTA). Đây là nơi quy tụ, hợp tác với các nhà khoa học hàng đầu trong nước cũng như các chuyên gia quốc tế trong các hoạt động nghiên cứu, tiếp cận, chuyển giao công nghệ và triển khai áp dụng công nghệ tiên tiến trong nhiều lĩnh vực như: công nghệ xây dựng; nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao; công nghệ sinh học….

Hiện, Viện Công nghệ GFS đã và đang sở hữu trên 40 phát minh, sáng chế trong lĩnh vực xây dựng gồm: nền móng, kết cấu, vật liệu và các giải pháp công nghệ tối ưu khác.

Riêng trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, Viện Công nghệ GFS đã nghiên cứu sử dụng tro bay - chất thải gây hại của Nhà máy nhiệt điện thay thế cát mịn để sản xuất thành công một số sản phẩm: Tấm panel tường (không cần lớp trát hoàn thiện), panel sàn (từ 70% tro bay), các cấu kiện bê tông đúc sẵn. Các sản phẩm đồng thời đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (DIN EN 12602:2016) và Việt Nam, đủ điều kiện sử dụng để xây dựng nhà tiền chế tại các khu công nghiệp, thiết chế Công đoàn; Bê tông Geopolymer (bê tông Xanh từ nguyên liệu chính là tro xỉ thải nhà máy nhiệt điện – không sử dụng xi măng và cát tự nhiên) để kè sông, biển, đảo,…, tạo được sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, có thể giảm hơn 10 lần lượng phát thải khí CO2 do quá trình sản xuất xi măng, giảm tới 80% lượng điện tiêu thụ trong qúa sản xuất, góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm hiện trạng môi trường do sản xuất từ “vật liệu xanh”.

Sản phẩm Panel sàn, Panel tường bê tông AAC của Viện Công nghệ GFS ưu điểm nổi bật như trọng lượng nhẹ (700 kg/m3); chịu tải cao (1.000 kg/m2 cho nhịp vượt 4,8m), cách âm, cách nhiệt tốt, độ chính xác cao, phù hợp với các công trình xây dựng lắp ghép, có thể giảm khoảng 20% tổng chi phí xây dựng khi đạt sản lượng trên 200.000m2 sàn/ năm, đáp ứng tốt các yêu cầu công nghệ xây dựng các công trình nhà ở dân dụng và nhà công nghiệp.

Dự kiến, trong thời gian tới, các sản phẩm tấm Panel sàn, Panel tường sản xuất từ tro bay sẽ được Tập đoàn GFS đầu tư sản xuất hàng loạt và sử dụng để xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp, các khu Thiết chế công đoàn hay các chung cư tại một số thành phố lớn, hy vọng sẽ tạo ra các khu nhà ở với diện mạo mới, bền, đẹp và thân thiện môi trường.

Qui hoạch 1/500 Khu Thiết chế Công đoàn Tỉnh Nam Định – 4,99ha (Thiết kế: Tập đoàn GFS)

Tháng 8 năm 2021, vượt qua các nhà đầu tư uy tín tham gia đấu thầu, Tập đoàn GFS đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tin tưởng lựa chọn là Nhà đầu tư đồng hành cùng Tổng Liên đoàn hợp tác đầu tư xây dựng các Khu Thiết chế Công đoàn cho các KCN, KCX tại một số Tỉnh Thành trên cả nước như Hưng Yên, Nam Định và Khánh Hòa với quy mô 2.500 – 4.000 công nhân mỗi khu thiết chế.

Ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ

Ngoài lĩnh vực xây dựng, Tập đoàn GFS là một trong các đơn vị tiên phong đầu tư mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao với mong muốn biến “Việt Nam thành vườn dược liệu của thế giới” cùng những sản phẩm có thương hiệu, có giá trị, bền vững và đặc sắc. Với mục tiêu phục vụ nhu cầu trong nước, xuất khẩu đến các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ.

Bên cạnh đó, phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu.

Rau thủy canh áp dụng chế phẩm sinh học Lacto Power do Viện Công nghệ GFS thực hiện bước đầu khẳng định hiệu quả.

Tập đoàn GFS đã phối hợp cùng Viện Dược liệu đầu tư nghiên cứu và ứng dụng KHCN nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế của các địa phương và hướng tới xây dựng các vùng trồng dược liệu tập trung, phát triển các sản phẩm: Đảng sâm Việt Nam, hà thủ ô đỏ, ngũ vị tử, sâm Ngọc Linh, bạch truật, sâm bố chính. Kết quả đạt được từ các nhiệm vụ này là tiền đề cho việc nhân rộng mô hình trồng ở quy mô lớn hơn nhằm phát triển vùng nguyên liệu làm thuốc cho địa phương.

Cùng với đó, Tập đoàn GFS dự kiến liên kết phối hợp cùng Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam nghiên cứu đề tài “Tích hợp công nghệ đa ngành để phát triển bền vững nuôi biển tại Việt Nam”.

Mục tiêu của đề án là phát triển nuôi biển trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp, đồng bộ, an toàn, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; tạo ra sản phẩm có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, tích hợp các ngành: ngành nuôi hải sản, du lịch, ngành dầu khí, ngành cơ khí và đóng tàu, ngành năng lượng, ngành kinh tế số và tự động hóa, ngành quốc phòng an ninh.

Đinh Tịnh