23/12/2024 lúc 12:06 (GMT+7)
Breaking News

Tại sao Phần Lan lại là thành phố đáng sống nhất thế giới

VNHN - Quốc gia an toàn nhất, có những chỉ số về Môi trường, Bình đẳng giới, Hạnh phúc dân cư cao... là những yếu tố khiến Phần Lan trở thành một quốc gia đáng mơ ước.

VNHN - Quốc gia an toàn nhất, có những chỉ số về Môi trường, Bình đẳng giới, Hạnh phúc dân cư cao... là những yếu tố khiến Phần Lan trở thành một quốc gia đáng mơ ước.

Vì sao Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới của Liên Hợp Quốc (LHQ) được công bố hôm qua đánh giá Phần Lan đứng đầu trong số 156 quốc gia trên thế giới về chỉ số hạnh phúc, vì Phần Lan là một trong những quốc gia nằm ở cực bắc của thế giới, nên có những khu vực mặt trời không mọc suốt 73 ngày liên tiếp trong mùa hè và 51 ngày trong mùa đông. Theo Báo cáo về Khoảng cách Giới Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Phần Lan nằm trong tốp ba những nước bình đẳng giới, chỉ sau Iceland và Na Uy, và là một trong 5 quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tham gia chính trường cao nhất.

Khung cảnh như trong cổ tích của xứ sở Phần Lan. 

Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại Phần Lan rất thấp, chỉ 2,1 trên 1.000 ca sơ sinh, bằng một phần tư so với tỷ lệ trung bình ở châu Âu và một phần ba so với Mỹ. Tuổi thọ trung bình của người dân Phần Lan rất cao, 78 tuổi với nam giới và 84 tuổi với nữ giới, theo số liệu năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới.

Mặc dù Phần Lan có GDP cao và tiền thuế cũng cao nhằm hỗ trợ cho các chương trình xã hội, đổi lại người dân được tiếp cận hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe miễn phí hoặc với chi phí thấp.Theo Bản đồ Nguy cơ Du lịch 2018, Phần Lan có mức độ đe dọa thấp nhất cả ở 3 hạng mục y tế, an ninh và giao thông. Mọi người có thể an toàn đi lại một mình trong các công viên hay phương tiện công cộng vào bất cứ giờ nào. Cứ 12 chiếc ví bị cố tình bỏ quên ở thủ đô Helsinki thì có 11 chiếc được trả lại cho chủ nhân, theo một cuộc thử nghiệm về tính trung thực toàn cầu.

Phần Lan cũng là nước có chỉ số môi trường đứng đầu thế giới năm 2016, theo báo cáo của Trung tâm về Luật và Chính sách Môi trường Yale. Quốc gia này có tỷ lệ rừng cao hơn bất kỳ nước nào ở châu Âu và đứng thứ 11 trên thế giới. Thủ đô Helsinki có nguồn nước máy sạch nhất trong số các thành phố lớn trên thế giới. Gần hai phần ba lượng điện của nước này được sản xuất từ các năng lượng tái tạo hoặc năng lượng hạt nhân. Mục tiêu của Phần Lan là đến năm 2020, 38% nguồn năng lượng của nước này đến từ nhiên liệu tái chế.

Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm thứ hai liên tiếp, theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới do Liên Hợp Quốc công bố vào ngày Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20-3-2019.

Hơn nữa Phần Lan còn nhiều nét thu hút khác khi là một địa điểm tuyệt vời cho các môn thể thao như trượt tuyết hay trượt băng với mùa đông kéo dài hơn 6 tháng. Phần Lan còn là nước vô địch thế giới với hơn 3 triệu nhà tắm hơi, tức cứ một người dân Phần Lan thì có hơn một nhà tắm hơi.

Đây còn là quê hương của ông già Noel- vùng Lapland, chào đón du khách đến thăm quanh năm Ngoài ra, hơn một thập kỷ qua, Phần Lan được coi như là một quốc gia có nền giáo dục phổ thông tốt nhất trên thế giới. Kỳ tích của giáo dục Phần Lan đã được cả thế giới quan tâm và ngưỡng mộ, như: chất lượng hàng đầu, việc học không mất tiền lại thêm bữa ăn trưa miễn phí và suốt thời gian học chỉ có một kỳ thi duy nhất, trường học không tường ngăn không bàn ghế

Những chính sách của Phần Lan giúp đưa đất nước mình trở thành đất nước hạnh phúc nhất

Chính sách "nhà ở trên hết" của Phần Lan giúp người vô gia cư có một mái ấm lâu dài để nỗ lực thay đổi cuộc đời. Ý tưởng của chương trình này rất đơn giản. Để giải quyết vấn đề vô gia cư, bạn đầu tiên phải cho họ một ngôi nhà, một mái ấm không kèm các điều kiện ràng buộc. Trong ngôi nhà đó, họ muốn uống rượu hay thậm chí dùng ma túy cũng không sao. Các nhân viên hỗ trợ sẽ có mặt để giúp họ cai nghiện, giải quyết các vấn đề về tâm lý, lấy lại cân bằng trong cuộc sống và cung cấp các giấy tờ phúc lợi cần thiết để họ có thể tìm được việc làm. Các ngôi nhà như vậy ở Phần Lan là sự pha trộn giữa căn hộ thường thấy trong cộng đồng và nhà tình thương.

Báo cáo xếp hạng các quốc gia dựa trên 6 biến số chính hỗ trợ hạnh phúc: thu nhập, tự do, tin tưởng, tuổi thọ khỏe mạnh, hỗ trợ xã hội và sự hào phóng.

Tại đây, các căn hộ nằm liền kề nhau, được xây dựng hoặc cải tạo đặc biệt phù hợp cho người vô gia cư và có các dịch vụ hỗ trợ tại chỗ. Chẳng hạn như tòa nhà Đội quân Cứu thế ở Helsinki được cải tạo từ một trung tâm sơ tán khẩn cấp 250 giường để biến thành 81 căn hộ hỗ trợ người vô gia cư. Những người vô gia cư tới đây sẽ ký hợp đồng thuê nhà như bất kỳ ai khác. Họ trả tiền thuê nhà từ tiền túi hoặc tiền trợ cấp nhận được từ nguồn ngân sách phúc lợi tương đối hào phóng của chính phủ Phần Lan. Phần Lan chia phần lớn các chương trình an sinh xã hội thành các chương trình bảo đảm an sinh thu nhập và các chương trình cung cấp dịch vụ sức khỏe và xã hội.

Nguồn thu của các chương trình an sinh xã hội gồm có hai lĩnh vực là: bảo hiểm xã hội, bảo đảm thu nhập cho người già, ốm đau, phụ nữ có thai, người thất nghiệp, hoặc bị thương tật liên quan đến lao động; và an sinh thu nhập được phân thành các loại như phúc lợi, bao gồm chuyển thu nhập để trợ cấp cho các gia đình thông qua các biện pháp như trả cho trẻ em, trợ cấp người mẹ, trả cho nạn nhân chiến tranh và gia đình họ, trợ cấp tài chính cho những người tàn tật hoặc có nhu cầu bức thiết.

Các chương trình của bảo hiểm xã hội, chiếm tới 80% quỹ phúc lợi xã hội. Vào cuối thập niên 80, Luật Hưu trí quốc gia được cải cách nhằm mở ra cơ hội cho tất cả mọi người ở độ tuổi trên 16 tuổi. Thậm chí người nước ngoài ở Phần Lan, dù không phải là người có nguồn gốc Bắc Âu, cũng được hưởng lợi từ luật này nếu đã định cư ở Phần Lan trong thời gian ít nhất là 5 năm.

Hơn một thập kỷ qua, Phần Lan được coi như là một quốc gia có nền giáo dục phổ thông tốt nhất trên thế giới.

Độ tuổi được hưởng lương hưu là 65 tuổi, và dao động trong độ tuổi từ 50 đến ngoài 60 nếu như người đó nằm trong trường hợp bị thất nghiệp lâu ngày. Luật Bảo hiểm ốm đau ra đời vào năm 1963 nhằm cung cấp bảo hiểm y tế cho người dân Phần Lan. Luật quy định tất cả công dân đều được bảo hiểm khi đau ốm.

Các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện và trung tâm y tế đều miễn phí. Phụ nữ khi sinh đẻ được thanh toán trung bình khoảng 80% thu nhập trong thời gian 1 năm. Người sống độc thân có một con được thanh toán 92% thu nhập khi ốm đau, trong khi người độc thân không có con được thanh toán 77% thu nhập.

Đối với những gia đình có cả vợ chồng và con, mức thanh toán bảo hiểm khi ốm đau là khoảng 90% thu nhập thực tế. Quỹ bảo hiểm ốm đau chủ yếu do nhà nước chi trả; người nhận trả thông qua 2% thuế thu nhập, chủ sử dụng lao động trả 1% lương của người lao động.

Phần Lan cải cách Luật An sinh thất nghiệp, trong đó tất cả công dân Phần Lan từ 17 đến 64 tuổi đều được hưởng bảo hiểm khi thất nghiệp. Mức trợ cấp thất nghiệp cho những người đang tìm việc làm là 70 Fmk/ngày và người thất nghiệp được hưởng trợ cấp này ít nhất là 500 ngày trong giai đoạn 4 năm.

Phần Lan có mức độ đe dọa thấp nhất cả ở 3 hạng mục y tế, an ninh và giao thông. Mọi người có thể an toàn đi lại một mình trong các công viên hay phương tiện công cộng vào bất cứ giờ nào.

Những người gần 60 tuổi không có khả năng tìm việc có thể được trợ cấp thất nghiệp tương đương với một mức lương tàn tật cho tới khi họ đến tuổi được nhận lương hưu. Giới chủ và nhà nước đóng góp 95% cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong khi người lao động chỉ phải đóng 5% Trợ cấp gia đình được thực hiện dưới nhiều hình thức. Các bậc cha mẹ được nhận thông tin, hỗ trợ, tư vấn cha mẹ và sức khỏe, tiêm chủng trước và sau khi sinh con từ các bệnh viện chăm sóc sức khỏe của nhà nước.

Các bệnh viện này cũng giám sát về thể lực, thần kinh và điều kiện xã hội của trẻ em và thu thập số liệu phục vụ cho các mục tiêu sức khỏe cộng đồng. Việc trợ cấp cho các gia đình có trẻ em được bảo đảm dưới hình thức trợ cấp cho trẻ em, chăm sóc trẻ em, trợ cấp nuôi dưỡng và trợ cấp cho người mẹ. Hình thức trợ cấp trẻ em có từ thập niên 30 và là một phần sớm nhất của hệ thống phúc lợi. Luật Trợ cấp trẻ em có từ năm 1948, trợ cấp cho gia đình có trẻ em dưới 16 tuổi là công dân cư trú ở Phần Lan, không phụ thuộc vào thu nhập hoặc quốc tịch của cha mẹ. Trợ cấp trẻ em được trả cho cha mẹ phải ở nhà chăm sóc con nhỏ hoặc phải thuê người làm việc đó.

Phần Lan cũng là nước có chỉ số môi trường đứng đầu thế giới năm 2016.

Phần Lan đưa ra rất nhiều chính sách để giúp đỡ cho những cặp vợ chồng muốn có con. Thời gian nghỉ phép có lương của các bậc cha mẹ ở Phần Lan kéo dài đến 18 tuần cho người mẹ và 9 tuần cho người bố. Bên cạnh đó họ còn có khoảng 26 tuần nghỉ chung trong khi vẫn hưởng đến 70-90% tiền lương. Theo đó trợ cấp dành cho một đứa trẻ mới sinh trong mỗi gia đình là 100 euro/tháng, từ đứa thứ 3 là 141 euro/tháng và từ đứa thứ năm sẽ là 182 euro/tháng. Khoản tiền này có thể được cung cấp cho đến khi đứa trẻ 17 tuổi.

Ngoài ra, mỗi khi một đứa trẻ được chào đời, chính phủ sẽ tặng cho mỗi bà mẹ một chiếc hộp dụng cụ với đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc một đứa trẻ: đồ trẻ em, túi ngủ, đồ dùng ngoài trời, sản phẩm tắm cho em bé, tã lót và đệm. Hộp quà này hoàn toàn miễn phí và được áp dụng với tất cả mọi người không kể giàu nghèo. Luật Chăm sóc trẻ hàng ngày được ra đời vào năm 1973, quy định tất cả các chính quyền địa phương cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ hàng ngày tốt nhất cho tất cả các gia đình có nhu cầu.

Các trung tâm chăm sóc hàng ngày hoặc tư nhân chăm sóc trẻ em đến 7 tuổi được điều hành bởi chính quyền địa phương hoặc do sự ủy nhiệm của những người trông trẻ, tại gia đình của trẻ hoặc ở nơi khác. Luật Phúc lợi trẻ em năm 1983 quy định các chính quyền địa phương chăm sóc trẻ em, và cho quyền thực hiện các biện pháp đa dạng nếu một em bé bị bỏ rơi hoặc lạm dụng. Giữa thập niên 80, khoảng 2% trẻ em Phần Lan được luật này bao bọc. Một đạo luật khác năm 1983 quy định, nhục hình với trẻ em là bất hợp pháp.

Gần hai phần ba lượng điện của nước này được sản xuất từ các năng lượng tái tạo hoặc năng lượng hạt nhân. Mục tiêu của Phần Lan là đến năm 2020, 38% nguồn năng lượng của nước này đến từ nhiên liệu tái chế.

Phần Lan quy định trong Đạo luật đối với người tàn tật năm 1946 quy định trách nhiệm điều trị cho những người tàn tật. Các cơ sở cung cấp nhà ở, đào tạo nghề, môi trường làm việc và phục hồi sức khỏe cho những người tàn tật hoạt động dưới sự giám sát của Ban Phúc lợi xã hội quốc gia, còn Ban Trường học quốc gia giám sát các trường dành cho trẻ em tàn tật. Các thiết bị đặc biệt, như chân tay giả được cung cấp miễn phí. Hơn nữa người dân Phần Lan được hưởng tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe như ở các nước phát triển cao.

Luật Chăm sóc sức khỏe 1972 đã tạo điều kiện cho sự ra đời của khoảng 2.000 trung tâm y tế địa phương, mỗi trung tâm phục vụ tối thiểu 10.000 người. Mục tiêu cơ bản của Luật 1972 là tạo điều kiện cho tất cả người dân Phần Lan tiếp cận bình đẳng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, không tính đến thu nhập hoặc nơi họ sinh sống. Do phần lớn dịch vụ của các trung tâm y tế không phải trả phí, nên chính quyền trung ương hỗ trợ để tăng nguồn tài chính cho các chính quyền địa phương. Sự hỗ trợ này chiếm khoảng từ 30% đến 65% chi phí khám chữa bệnh.

Phần lớn các trung tâm y tế có ít nhất 3 bác sỹ và khoảng 7 nhân viên trên 1 bác sỹ. Do được đào tạo nghiệp vụ cao, các y tá có trình độ tương đương bác sỹ ở nhiều nước khác. Phần lớn các trung tâm đều có các bà đỡ có nghiệp vụ cao kết hợp với chương trình chăm sóc trước khi sinh tăng cường, khiến cho tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở Phần Lan rất thấp. Giữa thập kỷ 80, các bệnh viện công có khoảng 50.000 giường, 40 bệnh viện tư nhân có khoảng 3.000 giường. Có thêm 20.000 giường cho bệnh nhân tại các trung tâm y tế, viện dưỡng lão và các cơ sở phúc lợi khác.

Phần Lan nằm trong tốp ba những nước bình đẳng giới, chỉ sau Iceland và Na Uy, và là một trong 5 quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tham gia chính trường cao nhất.

Hướng đi đúng đắn trong việc phát triển kinh tế giúp Phần Lan thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu sau thế chiến thứ 2

Phần Lan có nền kinh tế công nghiệp hiện đại với GDP bình quân đầu người ngang bằng Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển và Ý. Các ngành kinh tế chính là công nghiệp chế tạo, gỗ, kim loại, xây dựng, viễn thông, và điện tử. Tương tự như các nước láng giềng Bắc Âu, Phần Lan đã đạt được mức sống rất cao theo kiểu Bắc Âu, các nước này nhấn mạnh vào giáo dục, học tập suốt đời và nghiên cứu khoa học làm động lực phát triển kinh tế.

Phần Lan luôn xếp hạng cao trong bảng xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu của các quốc gia, theo báo cáo của về khả năng cạnh tranh toàn cầu nước này xếp thứ 2 trong số 125 nước từ năm 2006 đến năm 2007 Từ một nước bị tàn phá sau chiến tranh và phải trả một khoản bồi thường chiến tranh lớn giữa những năm 1940, Phần Lan đã tập trung vào xây dựng đất nước và đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế có sức cạnh tranh và tiềm năng phát triển hàng đầu thế giới với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống, có chuyên môn hoá cao như công nghiệp gỗ giấy; luyện kim; đóng tàu và vận tải; cơ khí; điện tử, viễn thông; công nghiệp hoá chất, dược phẩm.

Về nông nghiệp, Phần Lan có 2.504 ngàn héc-ta đất trồng trọt (chiếm 8% diện tích), tự túc 85% lương thực. Chính phủ Phần Lan luôn chú trọng gắn giáo dục với nghiên cứu và sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế, trong đó hiện nay tập trung vào công nghệ thông tin. Theo xếp hạng của Ủy ban Sáng tạo châu Âu (EIS), Phần Lan được xếp là nền kinh tế sáng tạo thứ ba thế giới, vượt xa mức trung bình của châu Âu và Mỹ, được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2004) đánh giá là đất nước có "văn hóa sáng tạo", trong đó Nokia là một điển hình.

Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại Phần Lan rất thấp, chỉ 2,1 trên 1.000 ca sơ sinh, bằng một phần tư so với tỷ lệ trung bình ở châu Âu và một phần ba so với Mỹ.

Tình hình kinh tế của Phần Lan hiện nay nhìn chung ổn định. Kinh tế Phần Lan đã chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu (thu nhập từ xuất khẩu, chiếm 40% GDP của Phần Lan, đã giảm mạnh). Tuy nhiên, theo đánh giá mới đây của EU, về trung và dài hạn, Phần Lan có nền kinh tế ổn định và vững chắc. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2017 là là 7,5% (2010 là 8,4%). Rừng chiếm 2/3 diện tích của Phần Lan và các sản phẩm gỗ chiếm 45% số ngoại tệ thu được ở Phần Lan. Điện thoại di động Nokia (chính gốc là của Phần Lan) hiện đang chiếm một con số đáng kể trong doanh thu của kinh tế Phần Lan.

Chế biến kim loại và cơ khí, đặc biệt đóng tàu là các ngành công nghiệp chính của Phần Lan nổi tiếng về chất lượng và thiết kế. Ngoài gỗ, quặng đồng và thuỷ điện, các nguồn tài nguyên khác đều nghèo. Phần Lan có mức sống cao, mặc dù việc buôn bán với Nga, bạn hàng chủ yếu, bị sụp đổ kéo theo những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế trong những năm 1991-1992. Công nghiệp đánh cá có quy mô đáng kể. Nông nghiệp sản xuất ra các sản phẩm sữa cho tiêu dùng và cho xuất khẩu.

Phần Lan tiến hành công nghiệp hóa nhanh chóng sau Thế chiến II, đạt mức GDP bình quân đầu người ngang bằng với Nhật Bản và Anh vào đầu những năm 1970. Ban đầu, phần lớn sự phát triển dựa trên hai nhóm ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu, là "công nghiệp kim loại" (metalliteollisuus) và "công nghiệp rừng" (metsäteollisuus). Các "ngành công nghiệp kim loại" bao gồm đóng tàu, gia công kim loại, ngành công nghiệp xe hơi, các sản phẩm thiết kế như động cơ và điện tử, và sản xuất kim loại (thép, đồng và crom).

Phần Lan còn nhiều nét thu hút khác khi là một địa điểm tuyệt vời cho các môn thể thao như trượt tuyết hay trượt băng với mùa đông kéo dài hơn 6 tháng. 

Những con tàu du lịch lớn nhất thế giới được chế tạo tại các xưởng đóng tàu của Phần Lan. "Ngành công nghiệp rừng" bao gồm lâm nghiệp, gỗ, bột giấy và giấy, và là một sự phát triển hợp lý dựa trên nguồn tài nguyên rừng rộng lớn của Phần Lan (77% diện tích được bao phủ bởi rừng, phần lớn là sử dụng tái tạo). Trong ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nhiều công ty lớn nhất có trụ sở tại Phần Lan (Ahlstrom, Metsä Board, và UPM). Tuy nhiên, nền kinh tế Phần Lan đang dần đa dạng hóa, mở rộng sang các lĩnh vực khác như điện tử (như Nokia), đo lường (Vaisala), nhiên liệu vận tải (Neste), hóa chất (Kemira), tư vấn kỹ thuật (Pöyry) và công nghệ thông tin (ví dụ Rovio Entertainment, nổi tiếng với tựa game Angry Birds), và không còn bị chi phối bởi hai ngành công nghiệp kim loại và rừng.

Tương tự như vậy, cấu trúc đã thay đổi, với tỉ trọng các ngành dịch vụ ngày càng tăng, và với việc công nghiệp sản xuất ngày càng giảm tầm quan trọng; nông nghiệp thì chỉ chiếm một phần nhỏ. Thương mại đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Phần Lan, trong đó xuất khẩu chiếm tỷ trọng GDP cao. Ba ngành xuất khẩu quan trọng trong nền kinh tế Phần Lan là: Các sản phẩm thép, máy móc và thiết bị vận tải (chiếm 31,1% xuất khẩu); Thiết bị quang học và điện tử (chiếm 28% xuất khẩu); và sản phẩm giấy và gỗ (chiếm 20,3% xuất khẩu).

Công nghiệp Phần Lan phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu thô, máy móc và phụ kiện cần thiết cho sản xuất các sản phẩm tiêu thụ trong nước cũng như cho xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu chính của Phần Lan là Đức, Thuỵ Điển, Nga và Mỹ. Các đối tác nhập khẩu chính là Đức (15,8%), Nga (14%), Thụy Điển (13,7%) và Hà Lan (6,8%). Phần Lan luôn coi trọng chính sách viện trợ và hợp tác phát triển, coi đây là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình.

Phần Lan có GDP cao và tiền thuế cũng cao nhằm hỗ trợ cho các chương trình xã hội, đổi lại người dân được tiếp cận hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe miễn phí hoặc với chi phí thấp.

Thông qua viện trợ phát triển, Phần Lan mong muốn hỗ trợ các nước nghèo cải thiện điều kiện kinh tế xã hội, qua đó tăng cường khả năng thu hút đầu tư và thương mại của các nước này ("aid for trade"), hướng tới xoá bỏ tình trạng nghèo đói trên thế giới. Ngày 18 tháng 10 năm 2007, chính phủ Phần Lan đã thông qua Chương trình chính sách phát triển (Development Policy Programme) mới với chủ đề "Toward a Sustainable and Just World Community"(Hướng tới một cộng đồng thế giới công bằng và bền vững).

Mục tiêu chính của chính sách phát triển mới này là xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững phù hợp với các mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2009, viện trợ phát triển của Phần Lan đạt 0,5% GDI. Phần Lan cam kết tăng viện trợ phát triển lên 0,58% GDI năm 2011 và 0,7% GDI năm 2015. Hiện nay, hợp tác phát triển của Phần Lan tập trung vào 8 nước đối tác dài hạn gồm: Mozambique, Tanzania, Ethiopia, Zambia, Kenya ở châu Phi; Nicaragua ở châu Mỹ Latin; Việt Nam và Nepal ở châu Á.