25/12/2024 lúc 10:05 (GMT+7)
Breaking News

Sự trỗi dậy của các tập đoàn tư nhân sẽ tạo thương vụ mới cho Việt Nam

VNHN – Việt Nam ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư, thậm chí đã vượt quy mô mua bán, sáp nhập của Singapore năm 2018. Đa số nhà đầu tư nhận định ngành sản xuất hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, giáo dục và logistics là những ngành hấp dẫn, có triển vọng tăng giá trị M&A trong những năm tới. Cần có sự phát triển của tập đoàn tư nhân vì đây là yếu tố thúc đẩy thương vụ của Việt Nam trong thời gian tới.

VNHN – Việt Nam ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư, thậm chí đã vượt quy mô mua bán, sáp nhập của Singapore năm 2018. Đa số nhà đầu tư nhận định ngành sản xuất hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, giáo dục và logistics là những ngành hấp dẫn, có triển vọng tăng giá trị M&A trong những năm tới. Cần có sự phát triển của tập đoàn tư nhân vì đây là yếu tố thúc đẩy thương vụ của Việt Nam trong thời gian tới.

 

Ngày 23/7 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập doanh nghiệp (M&A Vietnam Forum 2019) tổ chức họp báo cung cấp các thông tin chính thức về Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 năm 2019 với chủ đề “Thay đổi để bứt phá” sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị GEM, TP.HCM vào thứ Ba, ngày 6/8/2019. Tại buổi họp báo, các nội dung xoay quanh việc thu hút đầu tư được đề cập rất cụ thể.

Việt Nam vượt Singapore về mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư

Việt Nam ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư, thậm chí đã vượt quy mô mua bán, sáp nhập của Singapore năm 2018. “Nhà đầu tư quan tâm tới thị trường Việt Nam và muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư tại đây", lãnh đạo Công ty AVM nói. 

Ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AVM Việt Nam phát biểu tại  buổi họp báo

Ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AVM Việt Nam, Phó Trưởng ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 cho hay, năm 2017, Singapore nổi lên là thị trường thu hút được nguồn vốn từ các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) lớn nhất và vượt trội so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN. AVM Việt Nam là công ty cung cấp các dịch vụ về hỗ trợ đầu tư, định giá, mua bán - sáp nhập cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư tại Việt Nam. 

Nhưng sang năm 2018, Thái Lan và Việt nam đều có quy mô M&A lớn hơn trong khi Singapore lại có xu hướng giảm. “Hội thảo mới đây của Bloomberg tại Thái Lan, nhà đầu tư trong khu vực thích Việt Nam”, ông Minh nói. “Khảo sát nhanh tại hội nghị cho thấy, nhà đầu tư rất quan tâm tới thị trường Việt Nam và muốn tìm hiểu hơn cơ hội đầu tư tại thị trường này.

Tỉ lệ sở hữu của nhà nước quá lớn, gây trở ngại cho nhà đầu tư (?)

Ông Đặng Xuân Minh cho rằng, là do tỉ lệ sở hữu của nhà nước quá lớn, gây trở ngại cho nhà đầu tư. Ngoài ra, báo cáo tài chính của doanh nghiệp công bố thông tin chưa minh bạch, các yếu tố về thời gian thực hiện thương vụ dài, văn hoá khác nhau hoặc doanh nghiệp định giá quá cao… Để thu hút nguồn vốn M&A thời gian tới, nhà nước cần thoái vốn mạnh mẽ hơn, cần có sự phát triển của tập đoàn tư nhân vì đây là yếu tố thúc đẩy thương vụ của Việt Nam trong thời gian tới.

Tại buổi họp báo ông Minh nhấn mạnh, đa số nhà đầu tư nhận định ngành sản xuất hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, giáo dục và logistics là những ngành hấp dẫn, có triển vọng tăng giá trị M&A trong những năm tới. Trong khi đó, các nhà đầu tư lại không mấy quan tâm tới ngành tài chính ngân hàng. 

Lý giải điều này, lãnh đạo Công ty AVM Việt Nam cho hay, đối tượng phỏng vấn mà AVM thực hiện là các công ty có quy mô vừa và lớn, trong khi các thương vụ liên quan tới ngành ngân hàng có giá trị siêu lớn, vượt khả năng của nhà đầu tư. Điển hình như thương vụ KEB Hana Bank chi 885 triệu đô la Mỹ mua 15% cổ phần ngân hàng BIDV vừa được công bố ngày 22-7. 

Tổng giá trị M&A tại Việt Nam năm 2018 đạt 7,64 tỉ đô la Mỹ, bằng 74,9% so với năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị các thương vụ M&A được công bố tại Việt Nam đạt 1,9 tỉ đô la Mỹ, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá trị nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước đạt 2,64 tỉ đô la Mỹ. 

Sau một thập niên tăng trưởng mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch và tổng giá trị giao dịch đạt gần 50 tỷ USD, thị trường M&A Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội mới bên cạnh đó cũng không ít những khó khăn, thách thức. 

Ngoại ngữ cũng là vấn đề. Đây là điều đáng lưu ý cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng nhân sự hoặc nâng cao trình độ ngoại ngữ của ban quản lý. Những đơn vị thành công thường có đội ngũ tư vấn tốt, có ban lãnh đạo có thể kết nối được với nhà đầu tư nước ngoài../.