Tại chương trình, TS. Trần Thị Loan, Trưởng khoa Khoa Văn thư – Lưu trữ chia sẻ: Nghiên cứu khoa học là một quá trình hành động, tìm hiểu, quan sát và thí nghiệm dựa vào các dữ liệu, tài liệu đã được thu thập giúp phát hiện ra những bản chất và quy luật chung của sự vật và hiện tượng. Thông qua đây, sinh viên có thể tìm hiểu về các kiến thức mới hay tìm ra những ứng dụng trong kỹ thuật, mô hình mới với ý nghĩa thực tiễn.
Các đề tài của sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học đều mang nhiều hướng nghiên cứu cơ bản, ứng dụng, triển khai và đi sâu phân tích; đây là diễn đàn trao đổi chia sẻ, bổ sung kiến luận, mang tính mới và sôi động là dịp để sinh viên mở rộng phông kiến thức được học trên giảng đường thông qua việc phát hiện đề tài, tìm kiếm tài liệu, đi khảo sát thực tế tại địa điểm được chọn làm đề tài. Đồng thời trong nhiều năm, Khoa Văn thư – Lưu trữ luôn là đơn vị tích cực tham gia phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
“Thay mặt cho Khoa Văn thư – Lưu trữ, các thầy cô tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học gửi lời chúc tới các bạn sinh viên bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa học…” - TS. Trần Thị Loan chia sẻ.
Theo đó, tại Hội nghị lần này, Hội đồng khoa học của Khoa tiến hành nghiệm thu 09 đề tài nghiên cứu đề tài khoa học: “Số hóa tài liệu lưu trữ tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” (Chủ nhiệm đề tài – Nguyễn Hà Trang); “Sưu tầm tài liệu quý hiếm tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bắc Giang” (Chủ đề tài – Lưu Thị Thu Hà”; “Thu thập tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Gia Lai” (Chủ đề tài – Nguyễn Lê Hoa Văn); “Quản trị rủi ro trong công tác lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử thành phố Hà Nội” (Chủ nhiệm đề tài – Lê Thành Đạt); “Số hóa tài liệu lưu trữ tại Bộ Tài chính” (Chủ nhiệm đề tài – Nguyễn Thúy Hạnh); “Quản lý văn bản điện tử tại UBND huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình (Chủ nhiệm đề tài – Đào Thị Phương Thảo); “Quản lý hồ sơ tài liệu tại các trường THCS trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Chủ nhiệm đề tài – Nguyễn Văn Hiệp)”; “Hoạt động trực tuyến sinh viên ngành Lưu trữ tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Chủ nhiệm đề tài – Nguyễn Thị Thu Hiền); “Thu thập tài liệu vào Kho Lưu trữ Cục lưu trữ Quốc Gia Lào (Chủ nhiệm đề tài – Viengsamay Phimmavong)”.
Lưu học sinh Lào Loukmy Louangphaxay tại buổi bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa tại Hội nghị.
Đặc biệt trong Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần này của Khoa, có sự tham gia của 2 lưu học sinh Lào đang học tập tại trường với đề tài “Thu thập tài liệu vào Kho Lưu trữ Cục lưu trữ Quốc Gia Lào” và đã đạt giải nhì. Đây là lần đầu tiên tham gia nghiên cứu khoa học từ khi theo học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung và khoa Văn thư – Lưu trữ nói riêng của 2 lưu học sinh Lào Viengsamay Phimmavong và Loukmy Louangphaxay. Điều đặc biệt là 2 bạn lưu học sinh đã xác định từ khi chuẩn bị sang Việt Nam theo học tại trường, là chuyên viên văn phòng của Cục Lưu trữ Quốc gia Lào chính về lưu học sinh đã chủ động thu thập các nội dung, thông tin, tài liệu để sau khi tham gia theo học tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học của Khoa và Nhà trường để có thể giúp cho các thầy cô cũng như các bạn sinh viên của trường hiểu hơn về hoạt động lưu trữ của Cục Lưu trữ Quốc gia Lào.
Bạn Phùng Thị Thu Hương, lớp Đại học Lưu trữ 19A chia sẻ: Hoạt động nghiên cứu khoa học là một hoạt động không thể thiếu đối với các bạn là học viên, sinh viên tại các trường đại học. Thông qua hoạt động tham gia nghiên cứu khoa học với đề tài “Quản trị rủi ro trong công tác lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử thành phố Hà Nội” của nhóm lần này có vai trò trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp khoa học phục vụ cho việc học tập của nhóm nói riêng và làm tư liệu cho các đề tài có liên quan trong tương lai.
Đề tài đạt giải nhất thuộc với chủ đề nghiên cứu “Sưu tầm tài liệu quý hiếm tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Bắc Giang” đến từ sinh viên Lưu Thị Thu Hà lớp 1805LTHB. Với 09 đề tài, mỗi một đề tài đều có tính cấp thiết cao và có tính thời sự và tại nhiều địa điểm liên quan đến ngành Lưu trữ khác nhau trên cả nước, từ đó làm cơ sở giúp các nhóm đưa ra những khuyến nghị cần thiết và giải pháp cần trong tương lai. Nghiên cứu thông qua các buổi sinh hoạt khoa học để trao đổi về phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học, viết tiểu luận và đề án môn học tham gia nghiên cứu, phục vụ thực tiễn, viết chuyên đề, luận văn tốt nghiệp.
Hàng năm sinh viên tham gia vào nghiên cứu khoa học của Khoa Văn thư – Lưu trữ đạt kết quả tốt sẽ được mở rộng phát triển và nâng cấp để tiếp tục bảo vệ đề tài cấp Trường, từ đó bổ sung kiến thức tạo năng lực sáng tạo tham gia các đề các nghiên cứu khoa học có quy mô cao hơn./.