25/12/2024 lúc 10:10 (GMT+7)
Breaking News

Sao Mai Group khánh thành Nhà máy Điện mặt trời 3.000 tỷ đồng

VNHN - Sáng ngày 6-7-2019, Tập đoàn Sao Mai đã phối hợp với các Sở, ngành tỉnh An Giang tổ chức khánh thành Nhà máy điện mặt trời công suất 210 MWp tại huyện Tịnh Biên, An Giang với tổng vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm cho người dân trong khu vực, tác động trực tiếp thúc đẩy phát triển các lĩnh vực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu ...

VNHN - Sáng ngày 6-7-2019, Tập đoàn Sao Mai đã phối hợp với các Sở, ngành tỉnh An Giang tổ chức khánh thành Nhà máy điện mặt trời Sao Mai Solar PV1 tại huyện Tịnh Biên, An Giang với vốn đầu tư (giai đoạn 1) gần 3.000 tỷ đồng; Góp phần phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm cho người dân trong khu vực, tác động trực tiếp thúc đẩy phát triển các lĩnh vực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu ...

Các Đại biểu ấn nút khánh thành Nhà máy điện mặt trời  tầm cở khu vực đông Nam Á tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. 

Nhà máy điện mặt trời (Sao Mai Solar PV1) tại huyện Tịnh Biên, An Giang do Tập đoàn Sao Mai làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, tổng công suất phát điện 210 MWp, xây dựng trên diện tích 275 ha, được chia làm 2 giai đoạn. Giai doan 1 dự án, nhà máy được xây dựng trên diện tích 120ha, có công suất 104MWp, kinh phí đầu tư gần 3.000 tỷ đồng ... Dự án được thi công bởi nhà thầu Sterling Wilson - Tập đoàn hàng đầu Ấn Độ về công nghệ năng lượng tái tạo chịu trách nhiệm thực hiện, Công ty Tư vấn III (Bộ Công Thương) thiết kế. 

Dự án tầm cỡ - Thi công thần tốc

Nhà máy điện mặt trời (Sao Mai Solar PV1) là công trình điện mặt trời lớn nhất tỉnh An Giang và năm trong Top 10 công trình điện mặt trời ở Việt Nam (có công suất trên 100 MWp).

Sao Mai Solar PV1 đã được đấu nối thành công vào điện lưới quốc gia vào khuya ngày 26/05/2019 trong niềm vui, tự hào của hàng ngàn nhân lực trong và ngoài nước trực tiếp thực hiện dự án. Thật khó để hình dung, một công trình trải rộng trên diện tích 120 hecta (giai đoạn 1), kinh phí đầu tư 3.000 tỷ đồng với khối lượng công việc và thiết bị khổng lồ lại có thể hoàn thành với bước đi thần tốc như vậy.

Sao Mai Solar PV1 đã sử dụng khối lượng vật liệu khổng lồ với hơn 300.000 tấm pin năng lượng mặt trời.

Sao Mai Solar PV1 đã sử dụng khối lượng vật liệu khổng lồ nhập khẩu hơn 800 container với khoảng 8.000 tấn thiết bị linh kiện có công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Trong đó, hơn 300.000 tấm pin năng lượng mặt trời được lắp ráp trên trụ đỡ cao 1,8 m, sử dụng 38 Inverter và 60.000 trụ đỡ kết nối với hơn 1 triệu mét dây cáp điện.

Toàn bộ nguồn nhân lực khẩn trương xuyên suốt 130 ngày đêm để đạt tiến độ COD trước ngày 30.6.2019. Đây là dự án có tiến độ thần tốc chưa từng có trên địa bàn tỉnh An Giang và Tây Nam bộ nói chung. Cùng thời gian này, Nhà máy điện mặt trời tại Long An (Sao Mai Solar PV2) có công suất 50 MW, vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng cũng phát điện thương mại thành công. Một lĩnh vực mới đòi hỏi nhà đầu tư phải có năng lực thực sự để hội nhập.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Giám đốc Nhà máy điện năng lượng mặt trời An Hảo, Tịnh Biên, An Giang - Tổng chỉ huy điều hành toàn bộ công trình cho biết: Sao Mai Solar PV1 có tổng công suất 210 MW, vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng (ở thời điểm hiện tại), được xây dựng trên diện tích 275 hecta, Giai đoạn 1 của công trình đã “về đích” sớm hơn dự kiến. “Đó là kết quả của sự nỗ lực rất lớn của những con người có lý tưởng phát triển quê hương. Sự quyết đoán đúng thời điểm của Ban lãnh đạo Tập đoàn và sự ủng hộ rất lớn và mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh An Giang và chính quyền huyện Tịnh Biên”.

Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, đánh giá cao dự án được triển khai và thi công nhanh nhất trên địa bàn tỉnh. Cùng với xu hướng chung của thế giới và Việt Nam, dự án đã tận dụng nguồn năng lượng sạch, vô hạn của mặt trời, trong điều kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay để tạo thành năng lượng phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt là rất cần thiết. 

Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội cho địa phương và khu vực

Theo đại diện Tập đoàn Sao Mai, chỉ trong 4 tháng thi công nỗ lực, tập đoàn phải huy động khoảng 2.000 cán bộ, kỹ sư, tư vấn, giám sát, lao động… Bên cạnh đó, dự án còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động người Khmer ở địa phương với mức thu nhập từ 250.000 – 300.000 đồng người/ngày. Cùng thời gian này, nhà máy điện mặt trời tại Long An (Sao Mai Solar PV2) có công suất 50MW, vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng cũng phát điện thương mại thành công. Trong vòng 4 tháng, Sao Mai đưa vào khai thác 2 nhà máy điện mặt trời ở ĐBSCL. 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm trong ngày khánh thành Nhà máy điện mặt trời.

Dự án Sao Mai Solar PV1 và Sao Mai Solar PV2 là những dự án quan trọng vùng biên giới, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, mang lại nguồn điện phục vụ cho đời sống, sản xuất cho hàng ngàn hộ vùng biên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng vùng biên giới tỉnh An Giang và Long An theo hướng bền vững.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Công ty Mua bán điện (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) chia sẻ: “Tập đoàn Điện lực và chủ đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời Sao Mai đã ký hợp đồng, phối hợp chặt chẽ, nhằm sớm đưa nhà máy vận hành thương mại vào cuối tháng 6, đầu tháng 7/2019". Như vậy, cùng với nhà máy điện mặt trời quy mô lớn này vừa được đưa vào hoạt động, đến nay ở An Giang có 4 nhà máy năng lượng điện mặt trời, công suất khoảng 216 MWp được vận hành thương mại; ước sơ bộ doanh thu bán điện của 4 nhà máy trên 400 tỷ đồng/năm… góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. 

Góp phần đảm bảo An ninh năng lượng Quốc gia

Theo dữ liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, trong những ngày cuối tháng 6/2019, sản lượng tiêu thụ điện ghi nhận cao kỉ lục (riêng ngày 21/6 gần 800 triệu kWh). Đây là con số kỉ lục từ trước đến nay. EVN cho biết, có những lúc phải huy động các tổ máy nhiệt điện chạy dầu với chi phí lên đến 5.000 đồng/kWh.

6530953320863802116650094369138537933570048n-1561204019631288993843

EVN cho biết đã huy động các tổ máy nhiệt điện chạy dầu với chi phí đến 5.000 đồng/kWh. (Ảnh: EVN).

Tập đoàn điện lực Việt Nam cho rằng nguyên nhân khiến tiêu thụ điện tăng cao đột biến là do nắng nóng gay gắt diện rộng thời gian qua tại miền Bắc và Trung, khi nhiệt độ duy trì liên tục ở mức 39-40 độ C. Trong khi nhu cầu dùng điện tăng đột biến thì công tác vận hành nguồn điện lại đang trong tình trạng căng thẳng. Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cho biết hiện chỉ các hồ thuỷ điện tại khu vực miền Bắc có lượng nước về tương đối khá, trong khi phần lớn hồ chứa thủy điện ở miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam không thuận lợi, lưu lượng nước về thấp.

Theo lãnh đạo Tập đoàn Sao Mai, để trở thành nhà cung cấp điện mặt trời hàng đầu quốc gia, Sao Mai Group đang có nhiều dự án ở các tỉnh ĐBSCL, Tây nguyên, Đông Nam bộ, Nam Trung bộ như: Bến Tre (50 MW), Kiên Giang (250 MW), Tây Ninh (700 ha, 500 MW), Ninh Thuận (100 MW), Bình Thuận (150 MW), Đắk Lắk (400 MW, diện tích 500 ha). Đây là những địa phương có nhiều lợi thế để khai thác năng lượng tái tạo hiệu quả nhất.

Lễ ký kết hợp tác giữa đại diện Tập đoàn Sao Mai và đại diện EVN ...

Trong vòng 4 tháng, Sao Mai đồng thời đưa vào khai thác 2 nhà máy điện mặt trời ở ĐBSCL. Điều đã cho thấy sức lan tỏa của dự án năng lượng tái tạo không chỉ góp phần vào tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người dân mà còn tạo nên những giá trị to lớn khác, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, biến vùng khó khăn khô cằn trở nên màu mỡ để chuyển dịch kinh tế, tái cơ cấu đất đai và hình thành thị trường BĐS công nghiệp thu hút nhà đầu tư quan tâm. Trong tương lai, điện mặt trời, điện gió sẽ là những nhân tố chống ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu để năng lượng hóa thạch phải nhường chỗ. Đây cũng là quyết sách của Chính phủ kiến tạo đã có hiệu lực.

Như vậy, với sự thiếu hụt về nguồn điện như hiện nay và sự ra đời của 2 Nhà máy điện mặt trời Sao Mai Solar PV1 (huyện Tịnh Biên, An Giang) và Sao Mai Solar PV2 (Long An) khi hòa vào Hệ thống điện lưới Quốc gia sẽ góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo "An ninh năng lượng Quốc gia"./.

* Về Tập đoàn Sao Mai (Sao Mai Group):

Sao Mai Group với mã chứng khoán "ASM" có sự tăng trưởng ngoạn mục với tổng doanh thu gần 11.000 tỷ đồng trong năm 2018, lãi gần 1.200 tỷ đồng, gấp 7 lần năm 2017, vượt trên 30% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm và lần đầu gia nhập "Câu lạc bộ lãi nghìn tỷ" ...

Sự đầu tư bài bản mang tính chuyên nghiệp đã thể hiện được tầm nhìn của ASM, đón đầu các cơ hội mới từ năm 2019 mang lại. Sự toan tính của Sao Mai đang hứa hẹn tương lai tốt đẹp, mang về nguồn thu dồi dào mà không phải Tập đoàn nào cũng có thể làm được.

Hiện tại, Sao Mai Group có 17 công ty thành viên với hơn 10.000 lao động làm việc trải rộng qua 12 tỉnh thành trong cả nước. Sắp tới, Sao Mai Group sẽ trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành với nhiều chiến lược sản xuất kinh doanh trọng yếu: BĐS, nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu, dịch vụ du lịch, lương thực, đào tạo và xuất khẩu lao động, nhà sản xuất dầu ăn từ cá đầu tiên trên thế giới và lĩnh vực năng lượng tái tạo. Trong tương lai gần, Sao Mai group sẽ có 20.000 lao động trên toàn quốc và ở nước ngoài.

Theo lãnh đạo Tập đoàn, trong 6 tháng cuối năm 2019; Tập đoàn sẽ vận hành hiệu quả 2 nhà máy năng lượng mặt trời có công suất lớn, nó sẽ cho ASM nguồn thu thường xuyên và ổn định. Chắc chắn bức tranh kinh doanh của ASM sẽ đẹp hơn năm 2018 - Đó là kế hoạch doanh thu năm 2019 là 14.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.244 tỷ đồng, giữ vị trí bền vững trong "Câu lạc bộ lợi nhuận ngàn tỷ"