25/12/2024 lúc 22:33 (GMT+7)
Breaking News

Tịnh biên, An Giang: Kho báu đang được khai mở

VNHN- Trước đây khi nhắc đến vùng biên giới Huyện Tịnh Biên (An Giang) vùng đất nông nghiệp từ bao đời người dân chỉ quen với nắng gió cùng sự khắc nghiệt của thiên nhiên, người dân Khmer chỉ trồng được 1 vụ lúa mùa ruộng trên duy nhất trong năm thì hiện tại với tầm nhìn chiến lược, biết thu hút đầu tư để bứt phá phát triển của lãnh đạo địa phương, vùng đất cằn cỗi năm nào đã được thay bằng hàng trăm ngàn tấm pin năng lượng mặt trời đồ sộ và tạo việc làm cho hàng trăm lao động người Khmer với mứ

VNHN- Trước đây khi nhắc đến vùng biên giới Huyện Tịnh Biên (An Giang) vùng đất nông nghiệp từ bao đời người dân chỉ quen với nắng gió cùng sự khắc nghiệt của thiên nhiên, người dân Khmer chỉ trồng được 1 vụ lúa mùa ruộng trên duy nhất trong năm thì hiện tại với tầm nhìn chiến lược, biết thu hút đầu tư để bứt phá phát triển của lãnh đạo địa phương, vùng đất cằn cỗi năm nào đã được thay bằng hàng trăm ngàn tấm pin năng lượng mặt trời đồ sộ và tạo việc làm cho hàng trăm lao động người Khmer với mức thu nhập từ 250.000 - 300.000 đồng người/ngày.

Mặc dù địa phương đã thực hiện nhiều chính sách xóa nghèo thế nhưng cuộc sống của người dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn, đất nông nghiệp ở vùng này mỗi năm chỉ sản xuất được 1 vụ lúa mùa ruộng nhưng năng suất bấp bênh vì thủy lợi nội đồng hoàn toàn phụ thuộc vào mùa mưa, giá trị đất ở Tịnh Biên cũng rất thấp so với các nơi khác. Hiểu được nỗi khó khăn của người dân ở đây lãnh đạo địa phương đã xác định dự án điện năng lượng mặt trời là dự án quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện Tịnh Biên nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, Sao Mai Group đã cùng chính quyền địa phương tạo lập nền tảng chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho hàng nghìn hộ dân đồng bào Khmer vùng biên giới trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang theo hướng nhân văn và bền vững. Cùng với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mang lại nguồn sáng đổi đời cho hàng ngàn hộ dân. Theo ông Nguyễn Thanh Bình-Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: "Trong bối cảnh nguồn năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt, thì năng lượng tái tạo là xu hướng phát triển bền vững. Phát triển lĩnh vực tiềm năng này là một bước đột phá của địa phương trong cơ cấu các ngành nghề". 

Sao Mai Solar PV1 đang dần hoàn thiện dự kiến sẽ hoàn thành vào 30/6/2019

Để tạo quỹ đất xây dựng Sao Mai Solar PV1, lãnh đạo tỉnh và chính quyền địa phương đã thống nhất với Tập đoàn triển khai phương án “Sao Mai và người dân tự thỏa thuận giá chuyển nhượng”. Theo đó, giá chuyển nhượng ban đầu là 55 triệu đồng/công, cao hơn gấp nhiều lần so với giá trị thật của đất ở khu vực này.  Thống nhất với mức giá đưa ra, rất nhiều hộ dân đã đồng thuận ký hợp đồng chuyển nhượng đất với Sao Mai. Sau đó, để cuộc sống người dân thoải mái hơn, Tập đoàn đã quyết định nâng lên 80 triệu đồng/công áp dụng cho cả người đã bán trước hay sau. Riêng đối với một vài hộ có đất nằm rải rác trong dự án tại ấp An Thạnh còn do dự thì Sao Mai thực hiện phương án thuê 25 năm.

Ông Hồ Mạnh Dũng- Giám đốc Ban quản lý Dự án Sao Mai Solar PV1 chia sẻ:  "Chúng tôi đang định hình dự án năng lượng sạch kết hợp hài hòa để phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở dưới tầng pin mặt trời và trở thành mô hình du lịch độc đáo. Mặt khác, Sao Mai Solar PV1 đang hướng tới xây dựng, hình thành Trung tâm nghiên cứu, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực liên quan tới điện mặt trời,thủy điện có thể gián tiếp gây thiên tai, lũ lụt hủy hoại môi trường. Nhưng với điện mặt trời thì không, vì đây là kho báu vô tận, vĩnh cửu và thân thiện sẽ là xu hướng sử dụng tất yếu trong tương lai trên toàn cầu".

Để vận hành Sao Mai Solar PV1, Tập đoàn đã huy động trên 2.000 kỹ sư, công nhân làm việc ngày đêm trên công trường, trong đó có đến hơn 100 kỹ sư, tư vấn, giám sát là đến từ Tập đoàn Sterling Wilson (Ấn Độ) hàng đầu thế giới về công nghệ điện mặt trời. Sao Mai đã sử dụng khối lượng vật liệu khổng lồ, nhập khẩu 800 container, trong đó có đến hơn 300.000 tấm pin năng lượng mặt trời sản xuất từ Nhật Bản, khoảng 8.000 tấn thiết bị với công nghệ tân tiến và hiệu quả nhất hiện nay cùng hơn 1 triệu mét cáp các loại.

Dự án năng lượng tái tạo không chỉ góp phần vào tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người dân, mà còn tạo nên những giá trị to lớn khác tác động trực tiếp thúc đẩy phát triển các lĩnh vực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, biến vùng khó khăn khô cằn trở nên màu mỡ để chuyển dịch kinh tế, cơ cấu đất đai, hình thành thị trường bất động sản công nghiệp. Bên cạnh đó, dự báo nhu cầu điện tăng trưởng khoảng 10%/năm, Việt Nam cần bổ sung khoảng 3.500-4.000 MW công suất nguồn điện mới mỗi năm, thì Tập đoàn sẽ đóng góp đáng kể cho quỹ này để mang lại nguồn thu dồi dào cho Tập đoàn, tăng thu ngân sách cho địa phương. Sao Mai Solar sẽ lại là điểm sáng về điện mặt trời của đất nước trong tương lai.