26/11/2024 lúc 04:00 (GMT+7)
Breaking News

Năm 2021, VIMC lãi kỷ lục 3.750 tỷ đồng, riêng vận tải biển lãi hơn 1.000 tỷ đồng

Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (VIMC) cho biết: Từ một doanh nghiệp nhà nước luôn nằm trong "top đầu" về thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, bằng việc triển khai tác cơ cấu một cách quyết liệt, toàn diện, VIMC đã có những bước bứt phá mạnh mẽ. Đặc biệt, lợi nhuận Tổng công ty ước đạt 3.750 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020 đơn vị lỗ 145 tỷ đồng (tăng 554% kế hoạch năm 2021).

Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (VIMC) cho biết: Từ một doanh nghiệp nhà nước luôn nằm trong "top đầu" về thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, bằng việc triển khai tái cơ cấu một cách quyết liệt, toàn diện, VIMC đã có những bước bứt phá mạnh mẽ. Đặc biệt, lợi nhuận Tổng công ty ước đạt 3.750 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020 đơn vị lỗ 145 tỷ đồng (tăng 554% kế hoạch năm 2021).

Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam

Tăng trưởng chưa từng có trên 3 "mặt trận"

Cũng theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, sau giai đoạn tái cơ cấu toàn diện (2013 - 2015), VIMC đã hồi phục và duy trì ổn định được năng lực sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu vận tải, lưu thông hàng hóa của quốc gia.

Quy mô của VIMC được thu gọn, tập trung nguồn lực trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải và tập trung phát triển các hoạt động cốt lõi, đẩy mạnh dịch vụ chuỗi, cung ứng cho khách hàng các gói dịch vụ tổng thể, trọn gói, ưu việt trên cơ sở liên kết và phát huy thế mạnh của các lĩnh vực chính.

Hiện tại, VIMC có 6 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 34 doanh nghiệp có vốn góp của VIMC (trong đó: 19 công ty con, 15 công ty liên kết).  Trong đó, nhóm công ty khai thác cảng gồm: 15 cảng biển và 1 cảng sông với 75 cầu cảng có tổng chiều dài 13.571 m, chiếm hơn 26% tổng số cầu cảng và gần 17% tổng số chiều dài cầu cảng của cả nước. 

Khối vận tải biển có đội tàu gồm 64 chiếc với tổng trọng tải 1,45 triệu DWT, tuổi tàu trung bình 19 tuổi, trọng tải trung bình là 22.656 DWT/tàu, chiếm khoảng 20% đội tàu quốc gia.

Khối dịch vụ hàng hải gồm hệ thống cơ sở hạ tầng logistics kho, bãi, đội xe vận tải bộ, sà lan. Tổng diện tích kho bãi 579.686 m2.

Sau 8 năm đẩy mạnh tái cơ cấu, hiện tại, vốn hóa của VIMC trên thị trường chứng khoán tính đến ngày 31/12/2021: 36.617 tỷ đồng.Tổng số lao động khoảng 12.447 lao động,  thu nhập bình quân: 16,07 triệu đồng/người/tháng.

Đặt biệt, dù năm 2021, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng trên 3 "mặt trận", Tổng Công ty đều có những thành công tích cực. Cụ thể, khối vận tải biển đạt sản lượng 23 triệu tấn (tăng 102% cùng kỳ 2020; đạt 121% KH 2021). 

Đối với cảng biển, sản lượng hàng thông qua cảng đạt 126 triệu tấn (tăng 114% cùng kỳ 2020; đạt 105% KH 2021), sản lượng container ước đạt 5,4 triệu TEU (tăng 105% cùng kỳ; đạt 105% KH 2021). 

Tính đến hết năm 2021, doanh thu Tổng công ty uớc đạt 19.604 tỷ đồng (tăng 124% cùng kỳ 2020; đạt 129% KH 2021). Lợi nhuận tăng trưởng ước đạt 3.750 tỷ đồng, trong khi năm 2020, VIMC lỗ tới 145,3 tỷ đồng nhưng năm 2022 mức lãi đã tăng 554% kế hoạch 2021.

Sau 10 năm thua lỗ, vận tải biển bất ngỡ lãi lớn 1.000 tỷ đồng 

Nói về sự tăng trưởng của VIMC, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang cho biết: VIMC tiền thân là Vinalines nên có những thời kỳ rất khó khăn khi kinh tế toàn cầu suy thoái, vận tải biển toàn cầu bị ảnh hưởng mạnh. Sau nhiều năm thua lỗ, nhưng nhờ những bước tái cơ cấu mạnh mẽ từ Chính phủ, Bộ ngành, Uỷ ban Quản lý vốn và nhà nước, đặc biệt là các lãnh đạo, cán bộ Tổng công ty nên đơn vị đã có bước nhảy vọt thần kỳ.

"Cụ thể, tổng doanh thu đạt trên 19.400 tỷ đồng, lãi 3.750 tỷ đồng, tăng tổng doanh thu 24% so với năm 2020, nhưng mức lãi tăng gấp lãi tăng 5,5 lần. Nên nhớ, từ mức lỗ mấy trăm tỷ đồng chỉ sau 1 năm VIM đã lãi cà nghìn tỷ đồng, đây là con số rất ấn tượng", Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang nói.

Ngoài ra, Thứ trưởng đánh giá cao khối cảng biển VIMC năm 2021 đã lãi trên 2.000 tỷ đồng và đặc biệt là khối cảng biển đã lãi 1.000 tỷ đồng. "Tôi rất mừng và rất bất ngờ khi năm 2020 vận tải biển ghi nhận mức âm 800 tỷ đồng nhưng chỉ năm 2021, vận tải biển đã lãi, mà còn lãi lớn trên 1.000 tỷ đồng", Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang kỳ vọng và "đặt hàng" nhiều nhiệm vụ cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng nêu một số vấn đề do dịch bệnh nên giá dịch vụ, cước vận tải tăng, kéo theo giá cước vận tải tăng, giá tàu tăng lên. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải phát triển bền vững mảng này "không chỉ té nước theo mưa".

Thứ trưởng đặt câu hỏi: "Vậy đội tàu của ta đã thực sự mạnh chưa, kết quả sản xuất kinh doanh năm rồi có tiếp tục được duy trì trong các năm tới không? Vì thế chúng ta cần nghiên cứu lấp khoảng trống mà ta còn yếu. Tôi kỳ vọng các đơn vị vận tải biển VN tiếp tục có sự thay đổi tăng trưởng lớn mạnh để thực sự tự hào về những tên tuổi này".

Về Cảng biển, Thứ trưởng cho rằng: Trong bức tranh toàn cảnh, chúng ta vẫn còn đâu đó những tồn tại như cảng Sài Gòn chậm di dời, nên không khai thác hết được năng lực cảng, còn chỗ mới thì chưa đầu tư trọn vẹn. Hay như cảng Cái Cui đã khai thác hết lợi thế chưa? 

"Tôi xin lưu ý, cảng biển phải giữ vai trò đầu tàu, lan toả ta các mảng khác; đồng thời, tiếp tục nhanh chóng di dời Cảng Sài Gòn; Miền Bắc thì di dời cảng Hoàng Diệu. Đồng thời, phải đẩy nhanh bến 3, bến 4 Lạch Huyện, xây dựng nhanh bến cảng Sài Gòn mới... cảng biển phải nhìn dài hơi chứ không thể tầm nhìn vài năm là quá chậm", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng "đặt hàng" VIMC nghiên cứu mở đường tuyến vận tải ven biển Việt Nam - Trung Quốc, qua đó 'chia lửa" cho đường bộ, đường sắt nhằm giải toả các ùn tắc biên giới hiện nay và tương lai.

Với dịch vụ cảng biển, Thứ trưởng đề xuất VIMC nghiên cứu thêm việc phát triển hệ thống đội tàu và dịch vụ đường thuỷ nội địa phía Bắc.

"Tôi vừa đi khảo sát các tuyến phía Bắc như Việt Trì - Sông Lô - Sông Hồng- Hải Phòng... và ghi nhận lượng hàng hoá không thua kém gì kênh Chợ Gạo (Đồng bằng sông Cửu Long). Thế nhưng, thực sự vắng bóng đội tàu vận tải, trong khi chúng ta đã có cảng sông ở đây. Vì thế, yêu cầu VIMC cần có thêm cảng cạn, đội tàu... để làm cánh tay nối dài cho cảng biển khu vực này".

Thứ trưởng khẳng định: VIMC đã lấy lại vị thế đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực hàng hải, là đơn vị dẫn dắt ngành hàng hải trong tương lai, vì thế cần tiếp tục hoàn thiện, cải tổ mạnh mẽ hơn nữa để khẳng định và duy trì những thành quả đạt được.