24/12/2024 lúc 00:23 (GMT+7)
Breaking News

Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn ở tỉnh Thái Bình

VNHN-Thái Bình là 1 tỉnh đồng bằng ven biển, có diện tích tự nhiên 157.079,27 km2. Tổng số dân toàn tỉnh 1.789.6000 nghìn người, được phân bổ ở 7 huyện, 1 thành phố. Nhưng chủ yếu tập trung ở nông thôn là chủ yếu 1.609,6 nghìn người ( chiếm 90% dân số) trong đó nữ chiếm trên 52% dân số ở nông thôn.

VNHN - Thái Bình  là 1 tỉnh đồng bằng ven biển, có diện tích tự nhiên 157.079,27 km2. Tổng số dân toàn tỉnh 1.789.6000 nghìn người, được phân bổ ở 7 huyện, 1 thành phố. Nhưng chủ yếu tập trung ở nông thôn là chủ yếu 1.609,6 nghìn người ( chiếm 90%  dân  số) trong đó nữ chiếm trên  52% dân số ở nông thôn.

Dân số sống bằng nghề nông quá đông, trong khi đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 59,24%. Hơn nữa dân số phân bổ không đồng đều giữa các huyện trong tỉnh, các huyện nội đồng dân số đông hơn. Vì vậy, sức ép về việc làm ở huyện nội đồng căng thẳng hơn so với các huyện ven biển. Đây là một khó khăn rất lớn của tỉnh Thái Bình trong giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng

Những năm qua, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đã thể hiện sự quan tâm và quyết tâm trong công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động, đặc biệt là đối với lao động nữ vùng nông thôn, miền núi. Đây cũng là nội dung được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chọn làm khâu đột phá trong chương trình hành động, giúp chị em có nghề nghiệp, việc làm, góp phần nâng cao vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn  Thái BÌnh đã đạt được một số kết quả nhất định

+Thứ nhất; trong các ngành kinh tế:  Đối với Thái Bình sản xuất nông nghiệp là ngành chủ yếu  tạo ra việc làm cho người lao động. Những năm qua tỉnh đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: người dân không chỉ quan tâm đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ mà còn chú trọng đổi mới cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi, tích cực áp dụng thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất. Tính đến hết năm 2014 tổng số lao động được tạo việc làm trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 16.063 nghìn người, trong đó lao động nữ nông thôn chiếm 48%. Hiện nay Thái Bình đã quy hoạch, phát triển 9 khu công nghiệp tập trung và 31 cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố. Toàn tỉnh hiện có 540 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, thu hút và tạo việc làm cho trên 252 nghìn lao động  ( lao động nữ chiếm 50%). Sự phát triển của làng nghề góp phần to lớn trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động khu vực nông thôn, đặc biệt đối với lao động nữ nông thôn. Tính đến 2015 các làng nghề thu hút 152.000 lao động. Sự phát triển của ngành TM- DV là điều kiện thuận lợi để giải quyết việc làm, tạo ra thu nhập cho người lao động. Trong 5 năm (2010 -2015), số lao động nữ đựợc tạo việc làm mới chiếm 52,55% so với tổng số lao động được giải quyết việc làm trong lĩnh vực này

+Thứ hai; giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn theo chương trình  mục tiêu quốc gia

Nhằm cụ thể hóa chương trình giải quyết việc làm của tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các mục tiêu, hoạt động của chương trình, trong đó chủ trì các hoạt động xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, thông tin thị trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm. Cụ thể thực hiện các dự án việc làm thuộc chương trình mục tiêu quốc gia như sau:

* Thứ nhất, vay vốn tạo việc làm từ quỹ Quốc gia việc làm: Chỉ tính riêng trong  năm  2014 cho vay 2.700 dự án, doanh số cho vay: 30 tỷ đồng, hỗ trợ giải quyết việc làm cho: 5.000 người, tạo việc làm mới cho 3.000 người, trong đó lao động nữ nông thôn chiếm 50% tổng số lao động được giải quyết việc làm .Các dự án vay vốn Quỹ Quốc gia về việc làm đã đảm bảo đúng quy định. Kết quả qua các năm đều đạt kế hoạch đề ra, số nguồn vốn hàng năm được bổ sung đã hỗ trợ cho các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút nhiều lao động, góp phần tích cực vào tạo việc làm mới và hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động vùng bị thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp.

* Thứ hai, Dự án Hỗ trợ phát triển thị trường sức lao động: Tỉnh tập trung vào hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm và Tổ chức sàn giao dịch việc làm. Toàn tỉnh  hiện có 34 cơ sở dạy nghề, 18 trung tâm dạy nghề, ngoài ra còn có nhiều cơ sở đủ điều kiện đã tham gia dạy nghề cho lao đông nông thôn. Tính đến (T8/2015) có khoảng 37.500 người được tư vấn giới thiệu việc làm qua trung tâm Giới thiệu việc làm, trong đó số người tìm được việc làm 31.940 người, (lao động nữ nông thôn tìm được việc làm qua trung tâm tư vấn chiếm 48%). Trung bình mỗi năm đã tổ chức được 1 hội trợ giới thiệu lao động, việc làm.

+ Công tác dạy nghề tại các trung tâm, Chỉ tính riêng HLHPN tỉnh triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn” theo quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010- 2015” theo Quyết định 295/QĐ-TTg, ngày 26-2-2010 của Thủ tướng Chính phủ tới các cấp hội phụ nữ cơ sở thông qua trung tâm giới thiệu và dạy nghề của Hội LHPN tỉnh. Trong giai đoạn (2010 - 2015) mở được 114 lớp học nghề với 4.034 học viên, số có việc làm là 3.430 người (trong đó số được GTVL tại DN là 1.052 người, số người tự tạo việc làm là 2.378 người). Sau học nghề có các mô hình tạo việc làm như: Mô hình HTX dạy nghề móc hộp sợi xuất khẩu tại xã Thái Xuyên - huyện Thái Thụy; Mô hình dạy nghề mây tre đan xuất khẩu tại xã Quốc Tuấn - Huyên Kiến xương; Mô hình dạy nghề đan làn dây nhựa xuất khẩu tại xã Tân hòa - Vũ Thư; Mô hình tổ liên kết dạy nghề thủ công mỹ nghệ tại xã Thụy Chính - Huyện Thái Thụy; Mô hình tổ liên kết dạy nghề thủ công mỹ nghệ tại xã Tây An - Huyện Tiền hải. Mô hình “Tổ liên kết tạo việc làm và bao tiêu sản phẩm rau màu xuất khẩu cho phụ nữ nông thôn xã Dân Chủ, huyện Hưng Hà”…, các mô hình này đã thu hút tổng số 2.435 lao động nữ nông thôn làm việc tập trung, thường xuyên, năng suất lao động cao, thu nhập bình quân 2.000.000- 3.000.000đ/ tháng .

+ Tổ chức sàn giao dịch việc làm của tỉnh duy trì 1 tháng/lần để giúp chủ doanh nghiệp tuyển chọn lao động và người lao động tìm kiếm được việc làm phù hợp với bản thân. Kết quả giai đoạn (2011 - 8/2015) có 3.504 đơn vị tham gia; Số người đăng ký tìm việc làm là: 26.800 người trong đó số người được tuyển dụng thông qua sàn giao dịch là 22.728 người; số người đăng ký học nghề là 12.600 người, trong đó số người được tuyển học nghề là: 11.093 người, trong đó lao động nữ nông thôn chiếm 50% .

* Thứ ba; Dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Trong gần 5 năm  (2010 - T8/2015), toàn tỉnh đã tổ chức, làm hộ chiếu cho 12.500 hồ sơ đi sang các nước và vùng lãnh thổ: Đài Loan 6.780 người, Hàn Quốc 499 người, Nhật 959 người, Malaysia 1989 người và các khu vực Trung đông 2.473 người… nâng tổng số lao động của tỉnh đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài lên trên 20.000 người (trong đó lao động nữ là 6.685 người). Tại thời điểm T8/2015 toàn tỉnh có 2.900 doanh nghiệp giải quyết việc làm cho 397.379 lao động nữ (chiếm 55,2%)

Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn  Thái BÌnh đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vấn đề việc làm đối với lao động nữ nói chung, lao động nữ nông thôn ở Thái Bình nói riêng hiện nay vẫn còn  nhiều khó khăn, bức xúc, bất cập. Cụ thể:

Trước hết, Nguồn lao động nữ nông thôn Thái Bình chiếm tỷ trọng lớn, tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế, nhưng xét về chất lượng lao động hiện nay còn thấp, chưa thích ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Bên cạnh đó, quá trình phát triển KCN, việc thu hồi đất, thực hiện quuy hoạch sử dụng đất chưa gắn kết với kế hoặch đào tạo nghề cho người lao động, ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm của lao động nữ nông thôn; Tỷ lệ thiếu việc làm còn cao; trình độ học vấn, trình độ tay nghề của lao động nữ thấp cả về số lượng và chất lượng, phân bổ trong các ngành kinh tế chưa hợp lý vẫn còn 52,55% lao động nữ nông thôn làm nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. NSLĐ trong nông nghiệp thấp nên số lượng lao động được giải phóng chuyển sang các nghành phi nông nghiệp còn hạn chế. Một vấn đề đặt ra, tuy có sự dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nhưng chất lượng lao động được bổ sung trong các lĩnh vực này giảm cho dù số lao động tăng. Khi chất lượng lao động thấp sẽ dẫn đến hiệu quả lao động thấp, ảnh hưởng chất lượng dịch chuyển cơ cấu kinh tế ; Việc thực hiện đánh giá, giám sát các chính sách đảm bảo quyền bình đẳng của lao động nữ nông thôn trong giải quyết việc việc làm chưa được quan tâm thường xuyên; Trong nghành CN-XD, cơ cấu lao động dịch chuyển chậm, chủ yếu lao động nữ tham gia nhiều trong lĩnh vực chế biến, làm nghề TTCN… nên phần lớn chỉ có trình độ chuyên môn kỹ thuật không có bằng cấp, trình độ tay nghề thấp, mức thu nhập không ổn định, dẫn đến chất lượng lao động giảm và sự thay đổi của ngành CN-XD ở tỉnh không ổn định, có năm tăng lên, có năm lại giảm đi; Điều này lý giải cho việc lao động nông nghiệp ở Tỉnh chuyển sang lĩnh vực CN-XD nhưng thiếu tính ổn định và bền vững.

Để giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, lao động nữ nông thôn nói riêng, tỉnh Thái Bình cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp cụ, như: GIải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của tỉnh, đồng thời gắn với đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải quyết việc làm cho lao động nữ còn được thúc đẩy thông qua thực thi quyền bình đẳng giới. Cần đến chính sách ưu tiên lao động tại chỗ cho phụ nữ tại các vùng chịu áp lực lớn như bị thu hồi đất, vùng không có đất sản xuất, dân số đông... Xét về dài hạn, cần lồng ghép chính sách này vào chiến lược và quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Tăng cường thực hiện các chính sách kinh tế gắn với giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn: Sớm hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung những quy định đối với lao động nữ không còn phù hợp trong Bộ luật Lao động, Luật Bình đẳng giới, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo hiểm xã hội… đồng thời rà soát danh sách các nghề cần đào tạo, nghề dự phòng, rà soát danh mục công việc và nghề độc hại, nguy hiểm, cấm sử dụng lao động nữ để loại bỏ một số công việc không còn phù hợp và bổ sung một số công việc mới nhằm bảo vệ và tăng cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập cho lao động nữ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự chuyển dịch dịch cơ cấu lao động, việc làm hợp lý trên các lĩnh vực phát triển kinh tế. Xây dựng và phát triển kinh tế biển thành nghành kinh tế mũi nhọn gắn với giải quyết việc làm. Đẩy mạnh công tác đào tạo  nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhânlực cho lao động nữ nông thôn.Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động, có thời hạn ở nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn công nghệ phù hợp thu hút nhiều lao động nữ. Bên cạnh đó, tỉnh cần tăng cường thực hiện các Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2016-2020, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, gắn với tạo việc làm cho lao động nữ; Thúc đẩy tiếp cận bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo có chất lượng, tạo việc làm cho lao động nữ. Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật cho các chủ doanh nghiệp để họ nghiêm túc thực hiện các quy định. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ. Cũng như mở rộng hợp tác quốc tế để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, đồng thời mở ra nhiều cơ hội học tập, việc làm hơn nữa cho phụ nữ.

Rất nhiều công việc phải cùng lúc triển khai đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị. Bài toán không chỉ được giải với quyết tâm cao mà còn cần đến cái tâm của người xây dựng và thực thi chính sách. Bởi nếu hôm nay không giải quyết thỏa đáng vấn đề này, thì ngày mai xã hội sẽ còn đối diện với nhiều hệ lụy cần phải giải quyết với mức độ nghiêm trọng hơn, từ chính sự mất cân bằng của những làng quê thiếu vắng người phụ nữ.

Chính phủ đã ban hành Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015, đào tạo nghề gắn với tư vấn nghề, góp phần tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập bền vững, xóa đói, giảm nghèo cho hội viên phụ nữ ở cơ sở; Quyết định 295/QĐ-TTg “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” giai đoạn 2010 - 2015; Quyết định 1956/QĐ-TTg “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”… tạo nền tảng pháp lý để giải quyết việc làm đặc biệt cho lao động nữ nông thôn.

Tài liệu tham khảo: 1. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2015), Chương trình mục tiêu giải quyết việc làm 2010- 2015, Thái Bình;  2. Tỉnh ủy Thái Bình (2015), Nghị quyết số 13-NQ/TU phát triển đào tạo, dạy nghề giai đoạn 2010-2015, Thái Bình.; 3. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ luật Lao động, Hà Nội.; 4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình (2014), Báo cáo số 80/BC-LĐTBXH, ngày 22/12/2014 về thực hiện nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách thực hiện Nghị quyết Trung ương IV, khóa XI, Thái Bình.; 5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình (2014), Chương trình giải quyết việc làm , Thái Bình.; 6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình (2015), Báo cáo thực hiện đề án giải quyết việc làm giai đoạn 2010- 2015, Thái Bình.; 7. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Bình (2014), Báo cáo kết quả đào tạo nghề, tạo việc làm sau học nghề giai đoạn 2010 - 2015, kế hoạch 2016 - 2020, Thái Bình. ; 8. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Bình (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2011 - 2015 và dự kiến kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020, Thái Bình.