Sáng 1/8, UBND huyện miền núi Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) tổ chức Khai mạc Hội thi Sâm Ngọc Linh lần thứ VI năm 2024. Hội thi là hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội Sâm Ngọc Linh lần thứ VI năm 2024. Thông qua Hội thi nhằm tạo điều kiện để gặp gỡ giao lưu học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ cây sâm Ngọc Linh giữa các chốt, các hộ trồng sâm trên địa bàn huyện Nam Trà My. Đồng thời, quảng bá hình ảnh sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My đến trong nước và quốc tế, khẳng định rằng Nam Trà My là thủ phủ Sâm Ngọc Linh của Quốc gia.
Huyện Nam Trà My là địa phương được thiên thiên ưu ái ban tặng cho một trong những loại sâm tốt nhất thế giới - Sâm Ngọc Linh. Đây là loài cây dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, đã giúp cho đồng bào vùng trồng sâm thoát nghèo và vươn lên làm giàu trong thời gian qua.
Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My – Trần Duy Dũng thăm hỏi hộ kinh doanh tham gia Lễ hội Sâm Ngọc Linh.
Theo ông Trần Duy Dũng- Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, vừa qua, Chính phủ đã Phê duyệt Chương trình phát triển cây Sâm Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Đây là cơ hội nâng tỷ trọng giá trị nền kinh tế địa phương từ phát triển cây Sâm Ngọc Linh để vươn tầm ra thị trường thế giới.
Ngay khi Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển cây Sâm Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh tại 07/10 xã của huyện Nam Trà My, với tổng diện tích trên 15.000 ha; đồng thời, ban hành những cơ chế chính sách nhằm khuyến khích bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh và giao cho UBND huyện Nam Trà My mỗi năm lấy 1/8 làm ngày Hội Sâm Ngọc Linh và tổ chức các hoạt động có liên quan nhằm quảng bá, giới thiệu loại cây dược liệu quý này.
Phiên chợ Sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My tổ chức hằng tháng thu hút nhiều khách đến tham quan, mua sắm.
Trong khuôn khổ các hoạt động chính của Lễ hội Sâm Ngọc Linh lần thứ VI - năm 2024, huyện Nam Trà My tổ chức Hội thi sâm Ngọc Linh nhằm tạo điều kiện để gặp gỡ giao lưu học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ cây sâm Ngọc Linh giữa các chốt trồng sâm trên địa bàn huyện Nam Trà My. Đồng thời, quảng bá hình ảnh sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My đến trong nước và quốc tế, khẳng định rằng Nam Trà My là thủ phủ Sâm Ngọc Linh của Quốc gia.
Tại Hội thi, gần 100 thí sinh là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My đã mang ra giới thiệu về nguồn gốc, quá trình trồng và chăm sóc, độ tuổi cũng như máu sắc, sự cân đối về thân, cành, lá, hoa, củ….
Ban tổ chức tiến hành chấm chọn qua 02 vòng (sơ khảo và chung khảo), tìm ra những cây Sâm Ngọc Linh độc đáo nhất ở các nhóm độ tuổi: 5-7 tuổi, 8-10 tuổi, 11-15 tuổi và trên 15 tuổi. Trên cơ sở đó chọn ra các cây sâm đẹp nhất, chất lượng nhất, toàn diện nhất để trao giải.
Đồng bào Xơ Đăng, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My thực hiện nghi thức cúng thần sâm để tạ ơn đất trời.
Một trong những điểm nhấn của lễ hội là hội thi sâm Ngọc Linh. Hội thi tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trồng sâm gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; qua đó, ghi nhận sự thành công của người trồng bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My; giới thiệu những tác phẩm sâm đẹp nhất, giá trị nhất đến những người yêu và quan tâm Sâm Ngọc Linh.
Qua phiên sơ khảo diễn ra vào chiều ngày 31/7, đã có hơn 200 cây sâm Ngọc Linh được các tổ chức, cá nhân tuyển chọn tham gia hội thi. Ban giám khảo đã chấm chọn được 50 cây sâm Ngọc Linh đẹp, chất lượng vào vòng chung khảo diễn ra sáng nay. Những cây sâm đẹp nhất sẽ được tuyển chọn sau vòng chung khảo diễn ra trong ngày hôm nay, sau đó tham gia đấu giá ủng hộ kinh phí xóa nhà tạm cho hộ nghèo theo lời kêu gọi của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.
Những cây sâm đẹp nhất sẽ được tuyển chọn sau vòng chung khảo diễn ra trong ngày hôm nay, sau đó tham gia đấu giá ủng hộ kinh phí xóa nhà tạm cho hộ nghèo theo lời kêu gọi của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.
Sâm Ngọc Linh dự thi phải có có xuất xứ tại các chốt trồng Sâm Ngọc Linh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Nam Trà My, có giấy xác nhận xuất xứ của Chủ tịch UBND các xã, với độ tuổi từ 5 năm trở lên. Sau hội thi, các cá nhân sở hữu các giải sẽ đấu giá các tác phẩm sâm.
Cây sâm Ngọc Linh đã trở thành cây hàng hóa chủ đạo góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc tại địa bàn vùng trồng sâm. Giá trị kinh tế sản phẩm cây Sâm Ngọc Linh tăng lên rất cao, giá cây Sâm giống loại 1 năm tuổi từ 50.000 đồng/cây tăng lên 300.000 đồng/cây; giá sâm các loại bình quân từ 50-75 triệu/kg; loại đặc biệt 1 củ 2 lạng từ 150-200 triệu đồng/kg lên từ 400-450 triệu đồng/kg; mỗi ha trồng sâm sau 5 năm người dân có thể thu được 30 đến 50 tỷ đồng.
Ban Giám khảo chấm chọn các cây sâm lọt vào vòng chung khảo.
Để đưa cây sâm Ngọc Linh trở thành cây kinh tế chủ lực của địa phương, UBND huyện Nam Trà My đã xác định đến năm 2030 bảo tồn nguồn gene Sâm Ngọc Linh ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng; phấn đấu diện tích trồng Sâm Ngọc Linh đạt khoảng 8.400ha vào năm 2030, 100% diện tích trồng Sâm Ngọc Linh được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý; sản lượng khai thác Sâm Ngọc Linh từ năm 2030 đạt khoảng 75 tấn/năm (diện tích khai thác khoảng 250ha/năm).
Tấn Lợi