30/11/2024 lúc 10:45 (GMT+7)
Breaking News

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

Chiều 22/6, tại Phủ Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Cải cách tư pháp Trung ương và đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ, chủ trì cuộc làm việc của Thường trực BCĐ để cho ý kiến đối với dự thảo Đề án kiện toàn BCĐ.

Chiều 22/6, tại Phủ Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Cải cách tư pháp Trung ương và đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ, chủ trì cuộc làm việc của Thường trực BCĐ để cho ý kiến đối với dự thảo Đề án kiện toàn BCĐ.

Theo báo cáo của Ban Nội chính Trung ương, sau 10 năm thực hiện Quy định số 40, ngày 19/9/2011 của Bộ Chính trị “về nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác, cơ quan tham mưu, giúp việc và chế độ, chính sách cán bộ của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương”, BCĐ đã bám sát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, triển khai thực hiện có hiệu quả các mặt công tác, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, đã chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách tư pháp nêu trong các văn bản của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội XI, XII của Đảng và đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về tư pháp.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

BCĐ đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng, cho ý kiến sâu, có chất lượng về nhiều đề án, báo cáo quan trọng nhằm đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp và chỉ đạo sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng có liên quan đến lĩnh vực tư pháp, nhất là tổng kết 8 năm và tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị khóa IX ngày 2/6/2005 “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, được Bộ Chính trị đánh giá cao, thống nhất ban hành các Kết luận để tiếp tục triển khai thực hiện. Qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động tư pháp, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế.

Cơ bản nhất trí với báo cáo của Ban Nội chính Trung ương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách tư pháp, qua đó tiếp tục đổi mới, tăng cường, bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nhất là trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc, khắc phục tình trạng buông lỏng lãnh đạo hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động tư pháp.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Ban Nội chính Trung ương đã tích cực nghiên cứu, chuẩn bị Đề án công phu, nghiêm túc trên cơ sở các chủ trương, định hướng lớn của Đảng về cải cách tư pháp. Đồng thời đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án, nhất là quy định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCĐ trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp, thống nhất với các quy định của Đảng hiện nay, đồng thời tổ chức đánh giá tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị khóa IX, ngày 2/6/2005 “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ việc kiện toàn BCĐ sẽ góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu xây dựng và thực hiện “Chiến lược hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045“, trong đó có Chiến lược pháp luật và cải cách tư pháp như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Chủ tịch nước giao Ban Nội chính Trung ương thu ý kiến của Thường trực BCĐ và các cơ quan liên quan để hoàn thiện Đề án, báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.