24/12/2024 lúc 01:06 (GMT+7)
Breaking News

Khoảng trống tâm hồn

VNHN - Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở LĐTB&XH Thanh Hóa, Trung tâm Bảo trợ Xã hội tại thôn Đồng Cơ, xã Quảng Hợp ngày nay tiền thân là Trung tâm cứu tế Đông Thành. Sau chiến tranh 1975, nhiều thương binh, con liệt sĩ, Mẹ VNAH, người tàn tật, người neo đơn, người bị bệnh tâm thần đã về Trung tâm để được nuôi dưỡng, chăm sóc.

VNHN - Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở LĐTB&XH Thanh Hóa, Trung tâm Bảo trợ Xã hội tại thôn Đồng Cơ, xã Quảng Hợp ngày nay tiền thân là Trung tâm cứu tế Đông Thành. Sau chiến tranh 1975, nhiều thương binh, con liệt sĩ, Mẹ VNAH, người tàn tật, người neo đơn, người bị bệnh tâm thần đã về Trung tâm để được nuôi dưỡng, chăm sóc.

Với diện tích trên 5ha được chia thành 2 khu: khu A trên 3ha là khu nội trú của bệnh nhân và cán bộ công nhân viên của toàn trung tâm; khu B 2ha dùng để trồng rau, nuôi gà, nuôi cá và trồng lúa. Nhờ chăm lo đẩy mạnh trồng trọt và chăn nuôi nên Trung tâm đã tự túc được các loại rau củ quả đảm bảo an toàn và một phần thịt cá tăng thêm khẩu phần ăn cho bệnh nhân.


Hình ảnh Trung tâm tại xã Quảng Hợp

Trước đây có 8 Mẹ VNAH không còn người thân thích nên đã phải đến Trung tâm để được cán bộ y bác sĩ nuôi dưỡng, chăm sóc và đến năm 1999 thì Mẹ cuối cùng cũng đã mất. Hiện Trung tâm có 580 bệnh nhân được chia thành 2 khu dưới sự điều hành chăm sóc nuôi dưỡng của 114 cán bộ bác sĩ, y tá, điều dưỡng, nhân viên. Những ngày cuối tuần, ngày lễ và ban đêm, Trung tâm đều phải cắt cử cán bộ nhân viên trực theo kế hoạch.


Bệnh nhân xếp 2 hàng trước giờ ăn 

Nói về công việc chăm sóc nuôi dưỡng bệnh nhân, đồng chí Lê Văn Quyến - Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: “Chăm sóc bệnh nhân hay còn gọi là đối tượng là một việc làm rất vất vả. Hầu hết họ bị tâm thần phân liệt, vì vậy mọi hành vi và lời nói của họ luôn trong tình trạng không bình thường, tâm tính lúc nắng lúc mưa, có khi đang vui cười lại chuyển sang khóc; một số đối tượng gồm 38 bệnh nhân được coi là ổn định hơn cả thì trung tâm cho đi lao động, tuy nhiên có khi đang làm lại trở quẻ, cán bộ lại phải cho về nghỉ ngơi uống thuốc. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của ngành y, phương pháp Tâm lý trị liệu, đội ngũ chăm sóc phải thường xuyên dùng phương pháp giải thích, động viên và theo dõi ”.

Kinh phí duy trì Trung tâm do Nhà nước chi trả. Mỗi tháng cấp 900.000đ/bệnh nhân, mỗi bệnh nhân được ăn 30.000đ/ngày/chia 3 bữa; cấp 70.000đ tiền thuốc/ bệnh nhân/tháng và 2 bộ quần áo/bệnh nhân/năm. Ngoài ra thỉnh thoảng các chùa trong tỉnh và các nhà hảo tâm cũng làm công tác thiện nguyện, tuy nhiên nguồn này không đáng kể.


Bữa ăn của bệnh nhân đầy đủ cơm, canh và thịt

Khó khăn lớn nhất của Trung tâm hiện nay là thiếu bác sĩ chuyên sâu về tâm thần. Thuốc của bệnh nhân chỉ được cấp 70.000đ/bệnh nhân/tháng là không đủ dùng. Chế độ nuôi dưỡng thấp, chỉ 900.000đ/bệnh nhân/tháng. Đời sống cán bộ nhân viên trực các ngày nghỉ trong tuần không có chế độ gì và không có nguồn thu nhập riêng. Đây cũng là lý do mà Trung tâm đang đấu mối với Sở KHĐT và UBND tỉnh xin thêm 3ha đất của xã Quảng Ninh gần Trung tâm để trồng lúa, nuôi gà, nuôi cá bổ sung thêm mức ăn cho bệnh nhân.

Với những vất vả, khó khăn của đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên của Trung tâm, và nhất là những bệnh nhân đang ngày đêm bị bệnh tâm thần vật lộn thể xác, rất cần sự chung tay của toàn xã hội để những số phận kém may mắn kia có đủ nguồn năng lượng vất chất mà bù đắp cho sự thiếu khuyết nguồn năng lượng tinh thần./.