10/01/2025 lúc 06:47 (GMT+7)
Breaking News

Hội thảo khoa học “15 năm phát triển Công viên địa chất ở Việt Nam”

Ngày 22/11, UBND tỉnh Đắk Nông phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Tiểu ban chuyên môn về CVĐCTC tổ chức Hội thảo khoa học “15 năm phát triển Công viên địa chất ở Việt Nam”.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện: Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) Nhật Bản; Mạng lưới CVĐC Hàn Quốc; Ban quản lý CVĐCTC UNESCO Mudeungsan, Hàn Quốc và Ban quản lý CVĐCTC UNESCO Aso, Nhật Bản; CVĐCTC UNESCO Cao nguyên đá Hà Giang, CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng; Bà Phạm Thanh Bình - Phó Tổng Thư ký UBQG UNESCO VN, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa UNESCO, Bộ Ngoại giao và ông Trịnh Hải Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Trưởng Tiểu ban chuyên môn về CVĐCTC Việt Nam điều hành Hội thảo.

Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị.

Hội nghị đã có phiên thảo luận về chủ đề: Địa chất / Địa mạo / Quá trình hình thành núi lửa/khám phá hang động và tư liệu liên quan. Có 07 tham luận được trình bày trực tiếp bằng tiếng Anh tại phiên thảo luận. Cụ thể: (1) Tổng quan về hang động núi lửa ở Việt Nam; (2) Chu kì phun trào của núi lửa từ năm 2013 tới năm 2021 tại Nishinoshima (Nhật Bản)tạo ra hòn đảo mới được tạo thành từ sự tích tụ của dòng dung nham và có một hình nón Scoria lớn duy nhất; (3) Ước tính nhiệt độ dòng dung nham trong quá trình hình thành hang động dung nham là khoảng (10.000 năm trước công nguyên đến 1.000 năm sau công nguyên) của núi Phú Sĩ; (4) Các hang động núi lửa ở Auckland, New Zealand - Thành công và thất bại trong việc bảo tồn; (5) Sự giúp đỡ của những cư dân trong hang động Iceland về việc tìm kiếm sự sống trong không gian; (6) Chương trình học về dung nham tại Kometsuka Geosite, Aso UGGp, Nhật Bản; (7) Những quy định về khoanh vùng bảo vệ di sản và kế hoạch áp dụng thí điểm núi lửa và hang động núi lửa trong Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Lễ ký kết Biên bản hợp tác giữa BQL CVĐCTC UNESCO Đắk Nông và BQL CVĐCTC UNESCO Mudeungsan - Hàn Quốc.

Theo báo cáo tổng kết công tác hoạt động của Tiểu ban chuyên môn về CVĐC Toàn cầu Việt Nam. Trong năm 2022, Tiểu ban đã tích cực tuyên truyền, phát động và cùng với các Công viên địa chất thành viên tham dự các hoạt động và sự kiện do Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO và mạng lưới CVĐC toàn cầu khu vực châu Á Thái Bình Dương phát động tổ chức để tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các CVĐC toàn cầu, các quốc gia trong khu vực và quốc tế. Cụ thể Ngày Trái đất (22/4), ngày Quốc tế bảo tàng (18/5), ngày Môi trường; Tuần lễ Mạng lưới Công viên địa chất Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 3g thế giới (05/6); ngày Quốc tế các dân tộc thiểu số (09/8), ngày Làm cho thế giới sạch hơn (17/9/2022), ngày Du lịch thế giới (27/9); ngày Đa dạng địa chất Quốc tế (06/10).

Tiểu ban cùng với các chuyên gia đã rất tích cực tham vấn cho Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, UBQG UNESCO trong việc cho ý kiến về các dự án trong khu vực công viên địa chất như: dự án xây dựng khách sạn Nam Cường, Hà Giang; phương án bảo vệ điểm di sản F/F Đồng Văn, Hà Giang, triển khai thi công dự án: sửa chữa các vị trí tiềm ẩn có nguy cơ mất an toàn trên đoạn đèo Mã Pì Lèng, Hà Giang; chủ trương đầu tư dự an Công trình thủy điện Nho Quế, kết hợp phát triển du lịch lòng hồ thủy điện huyện Mèo Vạc…

Các đại biểu hòa chung không khí, bản sắc dân tộc của người dân địa phương.

Năm 2022 là một năm hoạt động tích cực trong công tác tổ chức, tham gia Hội thảo Hội nghị trực tiếp và trực tuyến: Hội đàm trực tuyến trao đổi, thống nhất về các nội dung ký kết thỏa thuận hợp tác giữa CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng (Việt Nam) và CVĐCTC UNESCO Lạc Nghiệp -Phượng Sơn (Trung Quốc); Hội nghị thường niên của Tiểu ban chuyên môn về CVĐC toàn cầu Việt Nam và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Cao Bằng vào tháng 5 năm 2022; Tham gia các cuộc họp Diễn đàn trực tuyến “Let’s do it” trao đổi về kinh nghiệp triển khai các hoạt động xây dựng và phát triển CVĐC trong Mạng lưới CVĐCTC UNESCO khu vực châu Á Thái Bình Dương: Vai trò của phụ nữ trong hoạt động của CVĐC (09/3), Trung tâm thông tin và Bảo tàng CVĐC (19/5), hưởng ứng ngày Quốc tế các dân tộc thiểu số năm 2022 (26/7); Tham dự Hội nghị lần quốc tế thứ 7 của mạng lưới CVĐCTC UNESCO Khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại tỉnh Satun, Thái Lan từ ngày 04/9/2019 đến ngày 11/9/2022 (tham gia còn có đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Đăk Nông). Tại Hội nghị này, CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng đã bảo vệ thành công Hồ sơ vận động tranh cử đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về Mạng lưới CVĐCTC UNESCO lần thứ 8 của Khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2024 tại tỉnh Cao Bằng; diễn dàn trực tuyến với chủ đề: “Di sản địa chất trong các CVĐC toàn cầu UNESCO có cảnh quan núi lửa” chào mừng Ngày đa dạng địa chất quốc tế lần thứ I - 6/10/2022 do CVĐCTC UNESCO Đắk Nông, CVĐCTC UNESCO Rinjani-Lombok, Indonesia & CVĐCTC Aso, Nhật Bản đồng tổ chức

Các đại biểu Quốc tế giao lưu với người dân địa phương.

Đặc biệt, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông tổ chức Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa lần thứ 20 tại Đăk Nông từ 21-26 tháng 11 năm 2022. Tại Hội nghị này diễn ra các phiên thảo luận chuyên đề và các hoạt động bên lề Hội nghị, trong đó Đắk Nông đăng cai tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2022 của Tiểu ban chuyên môn Công viên địa chất toàn cầu Việt Nam và ký kết hợp tác toàn diện giữa ba CVĐCTC UNESCO Việt Nam với CVĐCTC UNESCO Mudeungsan (của Hàn Quốc).

Hội thảo khoa học “15 năm phát triển Công viên địa chất ở Việt Nam” là dịp để các cơ quan, ban ngành và các địa phương cùng nhìn nhận lại chặng đường 15 năm qua với những thành tựu, bài học kinh nghiệm, chia sẻ những khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng và phát triển Công viên địa chất. Hội thảo cũng là cơ hội để các đại biểu trong nước lắng nghe những kinh nghiệm về việc xây dựng và phát triển các công viên địa chất ở một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Châu Phi - Mỹ Latin.

Các đại biểu Quốc tế giao lưu với các nghệ nhân tại Đắk Nông.

Tại Hội thảo đã nghe các nhà nghiên cứu, lãnh đạo các công viên dịa chất trình bày 11 tham luận, với các chủ đề phong phú và đa dạng. Cụ thể: (1) Một số thách thức đối với các Công viên địa chất tiềm năng ở Châu Phi và Châu Mỹ Latin; (2) Di sản địa chất và Công viên địa chất ở Nhật Bản; (3) Hành trình 12 năm phấn đấu cho danh hiệu CVĐCTC UNESCO Mudeungsan, Hàn Quốc và một số kết quả; (4) Quá khứ, hiện tại và tương lai của CVĐCTC UNESCO Đảo Jeju; (5) Sức mạnh của hợp tác mạng lưới: Ví dụ điển hình từ CVĐCTC UNESCO Aso và Mạng lưới Công viên địa chất Nhật Bản; (6) Xây dựng công viên địa chất ở Việt Nam - một số khái niệm, kiến giải và đề xuất; (7) CVĐCTC UNESCO Đắk Nông: Quá trình hình thành và định hướng phát triển; (8) Sự đồng hành của các nhà khoa học trong xây dựng và phát triển CVĐC ở Việt Nam; (9) Các giải pháp và thực tiễn về định hướng phát triển du lịch bền vững trên CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn; (10) Bài học kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức cộng đồng của CVĐCTC UNESCO Non nước Cao Bằng; (11) Công viên địa chất Lạng Sơn: Tiềm năng, quá trình xây dựng và phát triển, kế hoạch trong thời gian tới...

Tối ngày 22/11, đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản hợp tác giữa BQL CVĐCTC UNESCO Đắk Nông và BQL CVĐCTC UNESCO Mudeungsan - Hàn Quốc.

Nguyễn Hương