VNHN - Hoằng Phong là một xã thuần nông của huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa. Với ưu thế về vị trí địa lý cùng tiềm năng về đất đai, tài nguyên và con người, trong những năm đổi mới, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hoằng Phong đã phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, nỗ lực phấn đấu vươn lên, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện, làm cho bộ mặt của quê hương ngày càng thay da đổi thịt.
Hình ảnh trụ sở UBND xã Hoằng Phong
Trong năm 2018 tình hình an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, kinh tế tiếp tục có bước tăng trưởng khá; một số dự án được phát huy có hiệu quả, nhiều hoạt động phong trào thi đua yêu nước, chương trình nâng cao tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp năm 2018 gặp một số khó khăn do điều kiện bất thuận của thời tiết, đầu vụ chiêm xuân rét đậm, cuối vụ nắng hạn, vụ thu mùa thất thiệt do áp thấp nhiệt đới ngập lụt, làm nhiều diện tích vùng đồng thiếu nước, vùng bái không đủ ẩm, đã làm chậm thời vụ gieo tỉa các loại cây trồng vụ thu, việc thiếu nước vùng đồng đã gây khó khăn cho công tác thu hoạch trà lúa vụ chiêm xuân và công tác giải phóng đất, để tiến hành gieo cấy trà lúa vụ mùa, năng xuất cây màu có năm được năm không như “cây khoai tây”, giá cả bấp bênh, lực lượng lao động trong nông nghiệp giảm, …nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng nguồn nước lũ. . Song với sự quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự quan tâm của huyện cùng các đoàn thể và sự đoàn kết đồng lòng ủng hộ của nhân dân trong xã đã khắc phục mọi khó khăn vươn lên đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phong trào phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương.
Nhờ nâng cao và đổi mới trong sản xuất trên những cánh đồng bỏ hoang đã được phủ bởi màu xanh mướt của lúa, ngô, lạc, đậu….
Những ngày đầu xuân 2019, các cánh đồng trên địa bàn xã Hoằng Phong đều được phủ bởi màu xanh mướt mắt của lúa, ngô, lạc, đậu tương …và các loại rau. Tiếng nói cười râm ran hòa cùng không khí lao động khẩn trương của bà con khiến “bức tranh quê” như bừng sáng. Vừa nhanh tay vun những luống ngô, luống lạc xanh mướt. Là một xã thuần nông, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nên cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn xác định trong cơ cấu kinh tế thì sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ lực. Do vậy, UBND xã cùng với HTX Dịch vụ nông nghiệp đã vận động bà con phát huy những tiềm năng, lợi thế của địa phương trong sản xuất nông nghiệp; tích cực đưa cây, con giống mới năng suất, hiệu quả kinh tế cao và tích cực đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Chuyển đổi sản xuất theo hướng “Mùa sớm – Xuân muộn, không để ruộng bỏ hoang trong các vụ mùa, đặc biệt vào vụ Đông”. Được biết, diện tích đất nông nghiệp toàn xã có 300 ha, trong đó đất 2 lúa 200ha, đất màu 100ha, Cây lúa: 260 ha (mùa sớm 65ha, mùa chính vụ 195ha), NX mùa sớm 55tạ/ha, mùa chính vụ 30 tạ/ha, cây ngô 15,0ha - NX 65 tại/ha, Cây khoai lang thu: 5,5ha, NX (dự kiến): 120 tạ/ha; Các loại đậu: 5,5ha - NX: 25 tạ/ha; Cây khoai tây:16,2ha; Cây Ớt: 5,5ha; Cây thuốc lào: 22,8ha; Rau màu các loại: 9,5ha. Tổng sản lượng thủy sản đạt 690 tấn chiếm 97,2%KH, tổng giá trị ngành thủy sản đạt 95,1%KH, Nuôi trồng thủy sản đạt 92% KH.
Những cánh đồng ngô luôn được trải dải khắp Hoằng Phong
Chia sẻ về kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp ở địa phương, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch UBND xã Hoằng Phong cho biết: “BCH Đảng bộ xã đã đưa sản xuất nông nghiệp vào Nghị quyết hàng năm, với phương châm “Không để ruộng bỏ hoang trong các vụ mùa trong năm và tạo mọi điều kiện để cho bà con canh tác”. Tập trung chỉ đạo các thôn, HTX Dịch vụ Nông nghiệp thực hiện sản xuất nông nghiệp với nhiều nội dung như: Khẩn trương thu hoạch lúa Mùa để lấy đất trồng cây vụ Đông; tập huấn khoa học kỹ thuật, liên hệ với các cơ sở cung ứng giống, vật tư nông nghiệp cho người dân; xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu trồng hoa màu vụ Đông cụ thể cho từng thôn. Hướng dẫn bà con trồng xen các loại cây màu và đưa các giống mới, năng suất cao vào sản xuất nhằm tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích...”. Ngoài ra, xã cũng chỉ đạo bà con chủ động trữ nước ở các ao, mương, đập để tưới nước cho cây nếu gặp khô hạn sau gieo trồng. Đồng thời có phương án cụ thể đối phó với lũ, ngập lụt vào đầu vụ và mưa rét vào cuối vụ; khuyến cáo người dân bón phân cân đối, hợp lý; thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Có thể nói, việc thâm canh tăng vụ nhất là mở rộng diện tích cây vụ Đông đang là một hướng đi đúng đắn của xã Hoằng Phong, nhằm góp phần tăng giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích canh tác và nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Từ đó thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp của địa phương ngày càng phát triển hiệu quả và bền vững.
Với những chủ trương và biện pháp thích hợp, mục tiêu hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn bằng chính nội lực và những bước đi hợp lý, chắc chắn kinh tế nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, tiểu thủ công nghiệp ngành nghề ở Hoằng Phong sẽ có bước phát triển mới, vững chắc và toàn diện, góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương./.