Nhiều hoạt động thiết thực
Tại báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2024, Văn phòng Đại diện Miền Trung Tây Nguyên đã kết nối hơn trên 40 DN làm việc với các Sở, Ngành, các địa phương tổ chức và tham dự hơn 30 Hội nghị, Hội thảo, Hội chợ để kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao kỹ thuật, chia sẻ thông tin thị trường.
Bên cạnh đó, đã phối hợp tổ chức cho 5 đoàn đi thăm các trang trại sản xuất cà phê, sầu riêng, hồ tiêu, cây dược liệu, rau quả, các cơ sở chế biến, các sàn thương mại điện tử, tham gia các Hội chợ trong và thị trường Thái Lan để tìm hiểu, mở rộng hoạt động, nối giao thương, phát triển hội viên.
Ngoài ra, văn phòng còn làm việc với Đoàn chuyên gia Trung Quốc , Mỹ, Tập đoàn Vin Cà phê Việt Nam đi thực tế khảo sát vùng cà phê hữu cơ, xây dựng nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu tại huyện Chư Prong và làm việc với Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai xúc tiến thành lập Hiệp hội cà phê Gia Lai và Hiệp hội yến sào Gia Lai.
Hỗ trợ hội viên áp dụng công nghệ vào sản xuất
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Dũng – Trưởng văn phòng Đại diện khu vực Miền Trung Tây Nguyên chia sẻ: Ngoài những hoạt động nói trên, văn phòng đặt ưu tiên hàng đầu là làm sao giúp đỡ hội viên phát triển, đặc biêt áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Chính vì vậy, 6 tháng đầu năm, văn phòng đã phối hợp HTX nấm Linh chi Gia Lai, Công ty TNHH Minh Khánh ( Đức Cơ ) phối hợp Trung tâm ứng dụng KHCN (Sở KHCN Gia Lai) xây dựng chuyển giao nguồn giống nấm Linh chi đỏ thích hợp vơi vùng Tây Nguyên để cùng Sở NNPTNT phát triển mở rộng sản xuất dưới tán rừng gắn với công tác QLBVR theo mô hình “nông lâm kết hợp”.
Hội nghị giao ban tại Thành phố Hồ Chí Minh bàn về quy mô phát triển của Hiệp hội
Phối hợp Công ty công nghệ Khang Thịnh (ISRAEL) ứng dụng công nghê tưới nước tiết kiệm trên các loại cây trồng: Cà phê, hồ tiêu, rau quả, cây dược liệu... kết hợp phương pháp canh tác mới ứng dụng công nghệ cao trong sử dụng phân bón, bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, Văn phòng phối hợp Công ty cổ phần giải pháp Công nghệ Felictech (TPHCM) xây dựng, vận hành khai thác trang Thông tin điện tử (Website) của Hiệp hội; Thông qua Đề án thành lập Trung tâm Tin học và Nghiên cứu ứng dụng kinh tế số trực thuộc Hiệp hội VFAEA để kết nối đến các DN, Hội viên tham gia.
Đẩy mạnh phát triển
Nói về những định hướng 6 tháng cuối năm và lộ trình xa hơn nữa, ông Nguyễn Dũng chia sẻ: Đầu tiên, đó là hoàn thiện tổ chức của Văn phòng đại diện khu vực Tây Nguyên và kết nạp thêm 7 - 10 hội viên là tổ chức, cá nhân tham gia Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam.
Đặt nhiệm vụ phải tổ chức 5-10 hội thảo khoa học về nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp bền vững, nông nghiêp cảnh quan, nông nghiệp tuần hoàn theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và PTNT của Hiệp hội và các địa phương. Cùng với địa phương và các chủ Trang trại, doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng từ 3-5 mô hình về tiêu hữu cơ, cà phê đặc sản, dược liệu, nhà yến, cây ăn quả như sầu riêng, chanh dây,…
Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan Báo, Đài và các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, các cơ sở sản xuất nông nghiệp đứng chân trên địa bàn xây dựng quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP lợi thế của nghiệp địa phương, tham gia sàn thương mại điện tử của Bộ Công thương, tham gia Trung tâm bán sĩ Nông sản VN của Hiệp hội…