Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngành Kiểm lâm cùng sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các ngành và sự tham gia hỗ trợ của nhân dân trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm lâm tặc. Thời gian qua, các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Hà Giang đã tích cực lên phương án, kế hoạch để triển khai triệt phá các đường dây buôn bán và vận chuyển trái phép lâm sản trên địa bàn.
Rừng tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang
Hà Giang - Là một tỉnh vùng núi cao, hơn 3/4 diện tích là đồi núi, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển. Rừng không những là một nguồn tài nguyên có thế mạnh cho kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn trong khoa học và bảo vệ môi trường. Nhờ có đặc điểm địa hình, khí hậu thuận lợi rừng tại Hà Giang rất phong phú và được coi là một trong những khu vực đặc trưng của loại rừng á nhiệt đới với nhiều chủng loại.
Trong những năm gần đây, với các chủ trương, chính sách của nhà nước, biện pháp tích cực của địa phương trong triển khai chính sách giao đất, giao rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Toàn tỉnh đã trồng được trên 71.279,6 ha rừng, đạt 95,8% so với kế hoạch đề ra. Độ che phủ của rừng tăng từ 51,16% vào cuối năm 2009 lên 55,57% vào cuối năm 2017. Điều đó không những giúp chống xói mòn đất bề mặt mà còn chống được phần nào lũ lụt và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình trạng khai thác, mua bán, tàng trữ và vận chuyển lâm sản trái pháp luật diễn ra càng nhiều, nhất là các loại gỗ quý hiếm, điển hình là khu rừng gỗ nghiến nhiều năm tuổi trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã bị các đối tượng lâm tặc chặt phá trái phép và vận chuyển đi tiêu thụ.
Rừng đặc dụng Phong Quang (Vị Xuyên, Hà Giang)
Với mục đích, làm giảm các vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp tránh để xảy ra các tụ điểm về khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, nhằm giữ diện tích rừng đảm bảo độ che phủ rừng. Tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với các ngành chức năng của tỉnh, thành phố và các xã, phường để tham mưu quản lý tốt trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Đội Kiểm lâm Cơ động và PCCCR số 1 thuộc Chi cục Kiểm Lâm Hà Giang đã lên phương án, kế hoạch và nhiệm vụ để thực hiện triển khai triệt phá các đường dây, khai thác, mua bán tàng trữ và vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Phạm vi thực hiện là các xã Minh Tân, Thuận Hòa, Tùng Bá, Kim Linh, Ngọc Minh thuộc huyện Vị Xuyên; Xã Minh Sơn, Lạc Nông, Phú Nam, Phiêng Luông, Thượng Tân, Minh Ngọc thuộc huyện Bắc Mê và xã Quyết Tiến, Tùng Vài, Cao Mã Pờ, Bát Đại Sơn thuộc huyện Quản Bạ. Ngoài ra còn ở các tuyến đường như: Quốc lộ 2 đoạn từ thành phố Hà Giang đi Bắc Quang và từ thành phố Hà Giang đi Thanh Thủy; Quốc lộ 4c đoạn từ thành phố Hà Giang đi các huyện vùng cao và quốc lộ 34 từ thành phố Hà Giang đi Bác Mê.
Với nhiệm vụ, thường xuyên bám sát địa bàn, xây dựng nên các cơ sở bí mật, xác minh tình báo, tố giác các đối tượng vi phạm trong đường dây; xây dựng các tuyến tuần tra, kiểm tra rừng, các khu vực giáp ranh, phát hiện sớm các vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp và xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Tăng cường quản lý các tổ chức, cá nhân có hoạt động chế biến, sản xuấ, mua bán, kinh doanh và tàng trữ lâm sản trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, địa phương nhằm rà soát, nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện lập hồ sơ các ổ nhóm, đường dây đường dây đang có biểu hiện vi phạm, có kế hoạch, áp dụng các biện pháp ngăn chặn phòng ngừa, không để hình thành tồn tại các ổ nhóm, đường dây vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp.