18/12/2024 lúc 11:28 (GMT+7)
Breaking News

Bánh chưng Đất Tổ: Tự hào đặc sản “Bánh chưng dâng Vua”

Phú Thọ không chỉ là một mảnh đất địa linh nhân kiệt mà còn được biết đến là một địa phương có nhiều đặc sản vừa ngon, vừa lạ những sản vật này còn được chọn để đem lên tiến Vua. Thương hiệu Bánh Chưng Đất Tổ tự hào là thương hiệu được chọn làm một trong những sản phẩm đặc biệt dâng lên tiến Vua Hùng vào mỗi dịp giỗ Tổ Hùng Vương.

Phú Thọ không chỉ là một mảnh đất địa linh nhân kiệt mà còn được biết đến là một địa phương có nhiều đặc sản vừa ngon, vừa lạ. Trong đó, thương hiệu bánh chưng Đất Tổ tự hào là thương hiệu được chọn làm một trong những sản phẩm đặc biệt dâng lên tiến Vua Hùng vào mỗi dịp giỗ Tổ Hùng Vương.

Không khí gói bánh tại gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Ảnh

Bánh chưng Đất Tổ - là thương hiệu đặc sản của xã Cát Trù (nay là xã Hùng Việt), huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ. Nơi đây được biết đến là vùng đất có truyền thống lâu đời, các nghệ nhân giàu kinh nghiệm làm ra những chiếc bánh chưng thơm ngon dâng lên Vua Hùng. Nhờ sự ưu ái của thiên nhiên, Cát Trù có được một dải bãi bồi đầy ắp phù sa, cây cối xanh tốt với những vườn lá dong xanh ngát trải dài. Nhờ đó mà làng nghề gói bánh chưng tại đây có điều kiện để phát triển và tồn tại đến tận ngày nay.

Hiện nay, tại Cát Trù số hộ vẫn còn giữ nghề còn khá ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng chừng ấy cũng đủ để làng nghề phát triển và tạo nên thương hiệu bánh chưng Đất Tổ gìn giữ để cho những giá trị truyền thống không bị mai một theo thời gian. Một trong những người có thâm niên làm bánh lâu đời nhất tại Cát Trù là gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Ảnh, gia đình chị đã có 3 đời gói bánh chưng. Thừa hưởng truyền thống từ gia đình, nhận thấy được tầm quan trọng của việc gìn giữ và bảo vệ làng nghề, chị đã tiếp tục nối nghiệp và phát triển làng nghề gói bánh chưng gia truyền của gia đình.

Các công đoạn làm nên chiếc bánh chưng Đất Tổ

Cũng giống như các địa phương khác, nguyên liệu để làm ra một chiếc bánh chưng Đất Tổ cũng bao gồm: Gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong… Nhưng có lẽ điều làm nên sự khác biệt của chiếc bánh nơi đây là việc kỹ càng, khắt khe ngay từ khâu chọn nguyên liệu đến khi hoàn chỉnh một chiếc bánh. Gạo nếp được chọn làm bánh phải là loại gạo nếp cái hoa vàng hoặc nếp Nhung – những loại gạo này hạt dẻo, đều nhau và sẽ tạo nên một hương thơm đặt biệt cho chiếc bánh. Đỗ xanh được dùng làm nhân phải là loại đổ hạt gié, nhỏ và được chế biến cẩn thận đến khi nấu chín nhân bánh mới thơm ngon. Khi gói bánh cần chặt tay thì bánh mới rền và dẻo, nếu như gói lỏng tay khi bánh chín sẽ bị nhão và không còn được vuông vắn. Một nguyên liệu không thể thiếu khi gói bánh chưng đó là lá dong, phải chọn những chiếc lá vừa phải không quá già, cũng không được quá non vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của chiếc bánh. Đặc biệt, bánh được làm với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên không hề có chất phụ gia, bảo quản, những chiếc bánh sau khi nấu chín sẽ được đem đi hút chân không, đóng gói trước khi đến tay người tiêu dùng.

Chiếc bánh chưng Đất Tổ sau khi được đóng gói và đem đến tay người tiêu dùng

Bánh chưng Đất Tổ đã 6 lần đạt giải nhất trong Hội thi nấu, gói bánh chưng, giã bánh giày tại Giỗ Tổ Hùng Vương lễ hội Đền Hùng các năm (2013, 2014, 2016, 2017, 2018, 2019) cùng rất nhiều các giải thưởng khác. Những giải thưởng ấy đã dần dần khẳng định được tên tuổi, vị trí thương hiệu của làng nghề bánh chưng Đất Tổ.

Những chiếc bánh chưng Đất Tổ được làm ra giờ đây không chỉ cung ứng cho thị trường tại địa phương, các siêu thị trong và ngoài tỉnh mà còn được đem đến các thị trường lớn khác như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng và một số các địa phương khác. Chính nhờ sự tỉ mỉ, cần mẫn của các nghệ nhân phát huy được giá trị và bảo tồn để làng nghề bánh chưng Đất Tổ ngày một phát triển và tiến tới trở thành một trong những thương hiệu của Quốc gia.