23/01/2025 lúc 05:23 (GMT+7)
Breaking News

Bài học dịch bệnh: Khi chúng ta rời xa những việc bình thường! (Kỳ 1)

VNHN - Nhiều người cho rằng, dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra, là sự cố bất ngờ với thế giới hôm nay. Trận đại dịch toàn cầu này đang và sẽ gây ra không ít tổn thất nặng nề cho các quốc gia trên thế giới, tác động tiêu cực nhiều lĩnh vực hoạt động, đầu tư và phát triển của nhân loại.

VNHN - Nhiều người cho rằng, dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra, là sự cố bất ngờ với thế giới hôm nay. Trận đại dịch toàn cầu này đang và sẽ gây ra không ít tổn thất nặng nề cho các quốc gia trên thế giới, tác động tiêu cực nhiều lĩnh vực hoạt động, đầu tư và phát triển của nhân loại.

Song với người viết, khi nhìn lại quá trình phát triển xã hội thời gian qua, ở các quốc gia và nhất là với truyền thống văn hóa Việt Nam, thì câu chuyện đại dịch, cần lý giải khác. Đó là hệ quả tất yếu của một thời gian dài, nhân loại, con người chạy đua theo các giá trị lợi nhuận vật chất do nền khoa học công nghệ mang lại.

Trước khi đại dịch xảy ra, không ai quan tâm mình đang cư xử ra sao với cuộc sống và mọi người xung quanh.

Sự thật là, khi con người rời xa những việc bình thường, vốn đã trở thành nếp nghĩ, lối sống trong quá khứ của mỗi dân tộc, thì những sự việc biến chuyển bất thường, nguy hại sẽ xảy đến, chắc chắn không thể tránh được.

Hãy xem lại nền tảng văn hóa xã hội trong quá khứ cha ông của chúng ta để suy xét xem vì sao. Những giá trị truyền thống trong văn hóa quá khứ là gì? Một khi chúng ta không trả lời được đầy đủ câu hỏi này, nghĩa là chúng ta đã tự đánh mất đi nền tảng ứng xử, giao tiếp xã hội của chúng ta, tự làm mất đi cơ chế “tự bảo vệ” của chúng ta trước những diễn biến bất thường trong vũ trụ và giữa tự nhiên xung quanh. Mà đã mất đi cơ chế đó, mỗi con người sẽ phải gánh chịu một hậu quả.

Cách đây không lâu, một nhà khoa học “làng” đã hỏi người viết, bởi đâu mà có đại dịch AIDS? Căn nguyên khả năng tàn phá của virus HIV, chính là hệ miễn dịch ở con người bị suy thoái, khiến virus mạnh lên và tấn công chế ngự con người. Song vì sao hệ miễn dịch của chúng ta suy giảm?

Điều ấy, phải nhìn từ lịch sử đời sống tình dục thế giới cận đại và hiện đại. Hãy nhớ rằng, trong và sau thế chiến 2, đã có một trào lưu “tự do tính dục” bùng nổ với những quan điểm phóng khoáng. Nhiều người, cả nam và nữ ở một số quốc gia chiến tranh, theo nghĩa tự do nào đó, xem việc quan hệ với nhiều người tình là bình thường. Họ không cần tuân thủ chế độ một vợ một chồng nữa, mà hướng đến những đòi hỏi khoái lạc cho bản thân.

Những người đó quên mất rằng, cơ thể phụ nữ là hệ thống pháo đài phòng thủ bảo vệ nòi giống hoàn hảo của nhân loại. Bộ phận sinh dục của nữ giới, liên quan đến hệ sinh sản, là một “lô cốt” không dễ xâm nhập. Bất cứ vi trùng vi khuẩn, đối tượng lạ nào xâm nhập vào đó, đều sẽ bị tiêu diệt bởi đội ngũ lính canh 24/24: hệ miễn dịch tự nhiên.

Có điều, để duy trì nòi giống, cơ thể nữ giới sẽ chấp nhận những tín hiệu đồng ý từ não bộ, cho phép những đối tượng xuất hiện từ người đàn ông giao phối với họ được thành “người nhà”. Điều này lý giải tại sao khi có tình yêu, quan hệ giữa đôi nam nữ sẽ rất khác biệt so với những kiểu quan hệ xác thịt khác. Khi người đàn ông được người phụ nữ chấp nhận, hệ miễn dịch của người phụ nữ sẽ dần cho phép những đối tác từ hệ gien của người đàn ông đó đi qua, xâm nhập vào trong và tác tạo nòi giống.

Khi chỉ chấp nhận một người đàn ông hôn phối, hệ miễn dịch của người nữ sẽ bảo đảm được những yêu cầu an toàn cho cơ thể. Còn khi có nhiều nam nữ chung đụng, sức phòng ngự của hệ miễn dịch tự nhiên ở người nữ sẽ dần rối loạn, vì mọi đối tượng xâm nhập đều là “người nhà”. Đây là lý do khiến hệ miễn dịch người nữ suy giảm và đến thời điểm nhất định, virus HIV ra đời. Nó giả trang làm đối tượng xâm nhập và nhanh chóng tạo ổ, gây tổn thương tiếp nối, phá hủy hệ miễn dịch con người, rồi lây lan sang vật chủ mới là nam nhân, cứ thế lan tỏa.

Khác biệt giữa những thế hệ về văn hóa giao tiếp phải chăng tạo ra những hệ lụy khác nhau?

Dịch bệnh AISD nói ngắn gọn, truyền theo cách đó, và để diệt nó, chỉ có ngăn ngừa từ cách xâm nhập chính. Cách lây lan qua quan hệ tình dục, tấn công vào đường máu và phá hủy hệ miễn dịch, của virus HIV, vậy là đã rõ ràng. Thế giới loài người đã có cách phòng ngự đại dịch này, khi kêu gọi con người bảo toàn văn hóa truyền thống, giữ quan hệ một vợ một chồng, hạn chế đổi bạn tình, hạn chế quan hệ tình dục không có bảo vệ an toàn…

Dường như không ai để ý rằng, để chống đại dịch AISD, con người cần bảo vệ lại giá trị truyền thống, những giá trị mà tưởng như, với thời đại mới khi tự do cá nhân được đề cao, sẽ bị xem là cổ hủ và phải loại bỏ. Thực tế cuộc sống giờ đã biến thiên như vậy, quan hệ nam nữ phóng túng đa dạng hơn. Có điều, để thật sự có hạnh phúc và an toàn cho chính mình, quan niệm hôn nhân bền vững, quan hệ tình dục một vợ một chồng vẫn là then chốt.

Từ thực tế đại dịch AISD đó, hãy nhìn câu chuyện COVID-19. Phải chăng, đây là một bài học đắt giá hơn, gắn với những giá trị phổ thông hơn, khi con người không tuân thủ những quy tắc sơ đẳng nhất trong cuộc sống, về các mối quan hệ, giao tiếp với xung quanh?

Thực tế khi dịch bệnh mới bắt đầu, nhiều người đã tỏ ra ngỡ ngàng với những quy tắc đối phó cơ bản nhất mà các cơ quan y tế chuyên môn đưa ra. Đó là rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các nguy cơ tiềm ẩn.

Người ta ngỡ ngàng, vì sự thật, với một đứa trẻ lên ba cách đây tầm 30 năm, những yêu cầu ấy là chuyện bình thường.

Những đứa trẻ thời ấy sẽ được người lớn nhắc nhở tắm rửa mỗi ngày, sáng dậy phải vệ sinh cá nhân, quét dọn rác rưởi, mở cửa thông thoáng…

Bọn trẻ được dạy tập thể dục, vận động liên tục, quen lao động, uống nhiều nước, không ăn quá no, không ăn các chất tanh hôi, chưa nấu chín, tránh xa côn trùng bọ sát và thú hoang, tránh bị nhiễm lạnh, tránh trời nóng rát…

Rõ ràng cha ông chúng ta, trong quá trình sàng lọc tự nhiên, đã nắm bắt và thấu hiểu những lợi ích từ các hành vi rất bình thường ấy, từ đó có thể tránh được các mối nguy hại qua tiếp xúc tự nhiên.

Để rồi, họ không bao giờ nghĩ đến chuyện biến thái ăn dơi hay côn trùng có chất độc. Họ sẽ không lười rửa tay, tránh chùi tay vào mắt, không móc mũi hay tùy tiện cho ngón tay vào mồm. Họ sẽ che miệng khi ngáp, khi ho, khi hắt hơi, để không ảnh hưởng xung quanh. Họ sẽ để khí tự nhiên và mặt trời chiếu sáng mọi góc nhà, xua đi xú khí và cả những loại vi trùng yếm khí.

(còn tiếp)