22/12/2024 lúc 19:25 (GMT+7)
Breaking News

AAF thăm khám bệnh tổng quát cho 2 cá thể voi Hplu và Y khun tại Đắk Lắk

Theo quyết định số 3339/QĐ-UBND ngày 30/11/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án hỗ trợ kỹ thuật Bảo tồn voi và cứu hộ động vật hoang dã tại Đắk Lắk do tổ chức Animals Asia Foundation (AAF/(Hồng Kông/Trung Quốc) tài trợ.

Ngày 26/3/2022, cán bộ Vườn Quốc Gia (VQG) Yok Don cho biết VQG Yok Don đang làm việc với đội ngũ bác sỹ động vật quốc tế được Tổ chức động vật Châu Á (AAF) mời thăm khám bệnh tổng quát cho voi tại Vườn Quốc Gia (VQG) Yok Don gồm 2 cá thể voi Hplu và Y khun.

 Đội ngũ bác sỹ động vật quốc tế chuẩn bị thăm khám bệnh tổng quát cho voi tại Vườn Quốc Gia (VQG) Yok Don.

Đoàn gồm: Bà Jill Robinson, Sáng lập viên kiêm Tổng Giám đốc tổ chức AAF; Bà Heidi Ann Quine, Quản lý chư ng tr nh, tổ chức AAF tại Việt Nam; Ông Harold Browning, Chuyên gia phúc lợi động vật và 03 chuyên gia thú y gồm các ông, bà; Ông William Maxwell Reginald Thomas; Bà Tara O'Brien; Bà Cassandra Jade Saunderson.

Đây là hoạt động trong dự án được thực hiện nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và năng lực chăm sóc, bảo tồn voi cho Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ, bảo tồn các loài động vật và phúc lợi động vật. Đồng thời, cũng là dịp để chuyên gia tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng lực cứu hộ, bảo vệ voi sống trong các điều kiện dưới mức tiêu chuẩn.

 2 cá thể voi Hplu và Y khun được thăm khám bệnh tổng quát.

Từ năm 2014 đến nay, Tổ chức Động vật Châu Á cũng thực hiện nhiều chương trình giúp đỡ cho Trung tâm Bảo tồn Voi Đắk Lắk như giới thiệu và cử các chuyên gia chăm sóc voi quốc tế đến làm việc khám sức khỏe cho hàng chục cá thể voi cũng như đưa ra những tư vấn về kỹ thuật chăm sóc, quản lý voi. Với các trường hợp khẩn cấp nhu voi rừng bị thương, Tổ chức này cử chuyên gia thú y quốc tế tới khám điều trị và phẫu thuật mổ vết thương lấy dị vật, và hỗ trợ chăm sóc những trường hợp dị vật.

Voi là một trong những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất ở Việt Nam do việc thu hẹp diện tích rừng, thay đổi môi trường sống và nạn săn bắn trái phép. Tổ chức Động vật châu Á mong muốn tỉnh Đắk Lắk quan tâm hơn nữa việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ hiệu quả công tác bảo tồn voi, hoàn thành xây dựng khu bán hoang dã chăm sóc, cứu hộ voi hoang dã nhằm đảm bảo an toàn cho voi và nhân viên chăm sóc, bảo tồn voi. Dự kiến đoàn sẽ làm việc trong hai ngày 26/3 và ngày 27/3.

Đây là hoạt động trong dự án được thực hiện nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và năng lực chăm sóc, bảo tồn voi.

Chuyển đổi mô hình du lịch thân thiện với voi "với hàng triệu USD được tài trợ".

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh này, Đắk Lắk là địa phương có đàn voi hoang dã và voi nhà lớn nhất Việt Nam. Trên địa bàn tỉnh hiện còn 5 đàn voi hoang dã với số lượng 80 đến 100 cá thể và 45 cá thể voi nhà. Tuy nhiên, quần thể voi hoang dã tại tỉnh đang phát triển thiếu bền vững do nạn săn bắn trộm, môi trường sống của voi bị tác động do diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Còn quần thể voi nhà đang già yếu, bị khai thác quá mức trong hoạt động du lịch cưỡi voi tại các khu du lịch. Đây là những thách thức đối với công tác bảo tồn voi tại Đắk Lắk. Sự quan tâm hỗ trợ, đồng hành của các tổ chức quốc tế sẽ giúp địa phương bảo tồn tốt hơn đối với động vật hoang dã, đặc biệt là voi.

Ngày 10/2/2022 Đại diện Tổ chức Động vật Châu Á (AAF) tại Đắk Lắk - cho biết, AAF hiện cùng với Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk đang xây dựng văn kiện dự án chuyển đổi sang mô hình du lịch thân thiện với voi. "Dự kiến trong tháng 2 - 3 tới, Tổ chức Động vật Châu Á (AAF) sẽ trình văn kiện lên UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt, văn kiện này sẽ được thực hiện trong thời gian 5 năm.

AAF hiện cùng với Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk đang xây dựng văn kiện dự án chuyển đổi sang mô hình du lịch thân thiện với voi.

Sau khi xây dựng văn kiện, tổ chức phối hợp với Trung tâm bảo tồn voi mới có cơ sở tham mưu UBND tỉnh ra văn bản cấm hoạt động du lịch cưỡi voi". Cũng theo tổ chức này cho biết; từ năm 2016 đến nay AAF đã hỗ trợ công tác bảo tồn voi tại Đắk Lắk với số tiền tài trợ 350.000 USD. Riêng với dự án ký kết chuyển sang mô hình du lịch thân thiện, chấm dứt hoạt động cưỡi voi, dự kiến AAF sẽ tài trợ cho Đắk Lắk trên 2 triệu USD để thực hiện.

Theo đó, vào tháng 7/2018, Tổ chức Động vật châu Á đã hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk thực hiện Dự án chuyển đổi mô hình du lịch thân thiện với voi tại Vườn quốc gia Yok Đôn, kinh phí 65.000 USD, trong thời gian 5 năm. Dự án này được thực hiện nhằm chấm dứt hoạt động du lịch cưỡi voi tại Vườn quốc gia Yok Đôn. Đây là mô hình du lịch thân thiện với voi đầu tiên tại Việt Nam, nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ cộng đồng, đặc biệt là khách du lịch trong nước cũng như quốc tế./.

Hương Giang