26/04/2024 lúc 15:59 (GMT+7)
Breaking News

Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp giảm nghèo cho ĐBDT thiểu số huyện Đắk GLong, Đắk Nông

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đăk Glong (Đăk Nông) xác định tín dụng chính sách là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo cho người dân là nhiệm vụ hàng đầu tại các xã đang xây dựng nông thôn mới; tổng doanh số cho vay tại các xã này luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số cho

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đăk Glong (Đăk Nông) xác định tín dụng chính sách là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo cho người dân là nhiệm vụ hàng đầu tại các xã đang xây dựng nông thôn mới; tổng doanh số cho vay tại các xã này luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số cho vay các chương trình tín dụng của NHCSXH.

Với 14 chương trình tín dụng phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó đối tượng được đặc biệt quan trọng và quan tâm nhất là hộ đồng bào DTTS. Theo báo cáo, tính đến 31.8.2021, tổng dư nợ của đơn vị đạt 484 tỉ đồng, với 9.309 hộ vay vốn với các chương trình tín dụng chính sách hiệu quả. Nguồn vốn được thực hiện cho vay theo đúng định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương, góp phần thực hiện chương trình phát triển kinh tế, tạo việc làm, thực hiện an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Đồng bào các dân tộc trong xã được tiếp cận thuận lợi tới nguồn vốn ưu đãi, đầu tư kịp thời vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Cùng với đó, hệ thống Điểm giao dịch cũng đã phủ kín 7 xã trên địa bàn huyện, giúp cho Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đăk Glong thực hiện tốt công tác 3 đúng: Giao dịch đúng đối tượng, giao dịch đúng quy định và giao dịch đúng địa điểm. Việc làm hay này góp phần thiết thực phục vụ chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới ở từng làng xã đến toàn huyện. Đây chính là những điểm sáng trong mùa đại dịch COVID-19 hiện nay, đã góp phần chuyển tải nhanh và kịp thời đồng vốn chính sách cho đối tượng thụ hưởng trên địa bàn. Kết quả này cũng chính là sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ tín dụng chính sách đã không quản ngại khó khăn, thử thách, kiên trì bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chương trình giảm nghèo bền vững của địa phương, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng chính sách, sắp xếp, củng cố chất lượng hoạt động của mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân vay vốn chính sách kịp thời đầu tư phát triển SXKD, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Từ trung tâm huyện đến các điểm giao dịch xã của NHCSXH huyện Đăk Glong rất xa, như điểm giao dịch xã Quảng Hòa cách trung tâm huyện xã khoảng 120 km và phải mất gần 4 giờ di chuyển. Xã có đến 90% là đồng bào Dân tộc thiểu số và có 50% số hộ là hộ nghèo đa chiều theo tiêu chí mới. Vì thế, công tác xóa đói giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền, ban ngành các cấp đặc biệt quan tâm. Và trên thực tế, nguồn vốn tín dụng chính sách đã và đang được xác định là kênh hỗ trợ người dân trong vay vốn giải quyết việc làm, xóa nghèo. NHCSXH đã ưu tiên tăng vốn, thêm chương trình tín dụng, thực hiện cho vay trực tiếp, nhanh chóng tại Điểm giao dịch xã, đến đúng từng đối tượng, tạo điều kiện để người dân kịp vào vụ sản xuất. 

Hay như xã Đăk Rmăng là xã có địa hình hiểm trở của huyện Đăk Glong nhưng Điểm giao dịch của NHCSXH vẫn hoạt động đều đặn, đúng định kỳ, bất kể thời tiết nắng mưa thất thường hay ngày nghỉ lễ, cuối tuần…; các quy định liên quan đến tín dụng chính sách được thông báo công khai, chi tiết. Nhờ vậy, đồng bào các dân tộc trong xã được tiếp cận thuận lợi tới nguồn vốn ưu đãi, đầu tư kịp thời vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi đại gia súc. Cũng thông qua Điểm giao dịch xã, nguồn vốn tín dụng ưu đãi và số lượt hộ vay nguồn vốn này của xã đều tăng, thực sự làm “bà đỡ” cho vùng này, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới và chấm dứt tình trạng phá rừng. 

NHCSXH huyện Đăk Glong giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.

Từ nguồn vốn chính sách các hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đăk Glong đã biết sử dụng vốn vay hiệu quả vào công việc sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống, chăm lo việc học hành cho con em mình.

Gia đình anh Ma Văn Dũng dân tộc Mông ở thôn 9, xã Quảng Hòa huyện Đăk Glong trước đây thuộc diện hộ nghèo, khó khăn của xã. Từ năm 2013 vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, thâm canh cây cà phê, lúa nước. Đến nay, gia đình anh đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định. Anh Dũng cho biết: "Trước đây, gia đình tôi có 1 ha đất trồng cà phê, hoa màu, do không có vốn đầu tư nên thu nhập không đáng kể, nhờ sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng chính sách mà đến nay ngoài đất canh tác trồng cà phê và hoa màu gia đình tôi còn phát triển chăn nuôi được đàn bò gồm 4 con, không phải lo lắng cho bữa ăn hằng ngày gia đình tôi còn sửa được mái nhà khang trang hơn, không còn lo mỗi khi đến mùa mưa bão”.

Cũng như gia đình anh Dũng, chị H'Thủy dân tộc Mạ ở thôn 6, xã Đắk Som huyện Đăk Glong cho hay: " Trước đây do không có nguồn vốn để đầu tư nên vườn cà phê của gia đình đạt năng suất thấp, thu nhập không đủ trang trải cho gia đình, cuộc sống vốn đã nghèo lại còn khó khăn gấp bội. Năm 2016 chị được vay số tiền 30 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đăk Glong để đầu tư chăm sóc vườn cà phê, đến nay Gia đình chị đã trả được hết nợ ngân hàng, ngoài vườn cà phê xanh tốt sắp đến kỳ thu hoạch gia đình chị còn còn tích lũy được một đàn dê 4 con đang trong kỳ sinh sản.

Đắk Glong đã thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách bền vững.

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội ở huyện Đăk Glong đã góp phần tích cực trong hỗ trợ các xã hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, giúp các hộ dân có nguồn vốn hỗ trợ để đầu tư hiệu quả vào các hoạt động SXKD. Góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 62,65% xuống còn 27,60% cuối năm 2020 (giảm tuyệt đối là 1.410 hộ nghèo so với đầu giai đoạn); nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần nâng tỷ lệ hộ dân trên địa bàn có được sử dụng nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn từ 53% đầu giai đoạn đến nay lên tới 73,15%; Riêng đối với hộ ĐBDTTS trên địa bàn, dư nợ đến 31/8/2021 là 248.115 triệu đồng, với 7.328 hộ ĐBDT còn dư nợ.   

Tín dụng chính sách là một trụ cột quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, góp phần đẩy lùi, ngăn chặn tín dụng đen.

Theo Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong Trần Nam Thuần: Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện tốt công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân một cách bền vững, trong đó đặc biệt chú trọng và phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách, phấn đấu đến năm 2025 huyện Đắk Glong sẽ thoát nghèo. Để làm được điều đó, các cấp ủy, chính quyền sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo; sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện công tác giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là việc làm thường xuyên của cả hệ thống chính trị và chính bản thân người nghèo. Công tác giảm nghèo phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng.

Bên cạnh đó, địa phương cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước; đưa các hoạt động giảm nghèo đến với các cấp, các ngành, và các tầng lớp dân cư nhằm tạo sự chuyển biến, nâng cao nhận thức cho người nghèo về ý thức tự lực trong lao động sản xuất, thay đổi tư duy, thói quen canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Xác định tín dụng chính sách là một trụ cột quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, góp phần đẩy lùi, ngăn chặn tín dụng đen, tạo nguồn lực cho địa phương thực hiện phát triển kinh tế, tạo việc làm, thực hiện an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân./.