27/04/2024 lúc 09:37 (GMT+7)
Breaking News

Đức Cơ: 30 năm một chặng đường phát triển

Sau 30 năm thành lập, dù gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân các dân tộc, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đời sống người dân được nâng lên đáng kể.

Sau 30 năm thành lập, dù gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân các dân tộc, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đời sống người dân được nâng lên đáng kể.

Huyện Đức Cơ được thành lập theo Quyết định số 315, ngày 15-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ; trên cơ sở đất đai và dân số của 4 xã thuộc huyện Chư Păh và 4 xã thuộc huyện Chư Prông. Sau 30 năm thành lập, dù gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân các dân tộc, huyện Đức Cơ đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đời sống người dân được nâng lên đáng kể. 

Hồ Công viên Đức Cơ vào năm 1999.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, kinh tế tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của một huyện biên giới. Hệ thống điện-đường-trường-trạm, thủy lợi, nước sạch được đầu tư cơ bản, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tình thần của người dân. 

Đến nay, huyện có 10 đơn vị hành chính với 73 thôn, làng, tổ dân phố. Toàn huyện có 18.949 hộ với 77.822 khẩu, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm khoảng 46%. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, xây dựng đồng bộ, điện, đường, trường, trạm khang trang, đường ô tô vào đến 100% các xã. Toàn huyện có 3 xã và 12 làng đạt chuẩn nông thôn mới. 24/47 trường học đạt chuẩn quốc gia; trình độ dân trí ngày càng nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,1%, không còn hộ nghèo là người có công với cách mạng. Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thông tin và phong trào toàn dân đoàn kết thực hiện lối sống văn hóa ở khu dân cư được nhân rộng, 75% thôn, làng, tổ dân phố văn hóa và 80% hộ gia đình văn hóa.

Hồ Công viên Đức Cơ ngày nay.

Trong 10 năm (2011-2020), nền kinh tế của huyện vẫn giữ được mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 13,15%. Tổng thu ngân sách bình quân hàng năm là 453,7 tỷ đồng, trong đó, thu ngân sách trên địa bàn bình quân là 47,3 tỷ đồng, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm 3,5%.

Huyện Đức Cơ được thành lập theo Quyết định số 315, ngày 15-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ (Ảnh: Phương Mai).

Để phát triển kinh tế, những năm gần đây, huyện đã có chủ trương ưu tiên, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào huyện và khuyến khích người dân trồng cây công nghiệp dài ngày và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao để phát triển kinh tế. Vì thế thu nhập của người dân ngày càng ổn định, đời sống của người dân thực sự đã được nâng lên đáng kể.

Phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đời sống người dân được nâng lên đáng kể (Ảnh: Phương Mai).

Là một huyện biên giới nên Đức Cơ xác định kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ gìn an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân. Hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia được tăng cường. Các chính sách đối với lực lượng vũ trang và chính sách hậu phương quân đội được thực hiện đảm bảo.

Phấn đấu xây dựng Đức Cơ trở thành vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh (Ảnh: Phương Mai).

Thời gian qua, huyện Đức Cơ được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất năm 2011; 2 lần được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua năm 2013, 2016; UBND tỉnh tặng cờ thi đua năm 2012, 2013, 2016; bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2016. Nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân chương, bằng khen cùng các danh hiệu thi đua khác.

Hồ Công viên Đức Cơ ngày nay.

Để đạt được những thành tựu như hôm nay, ngoài việc phát huy nội lực, linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ, Chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc huyện Đức Cơ còn nhờ sự đầu tư, hỗ trợ kịp thời của Đảng và Nhà nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự phối hợp của các cơ quan trung ương đứng chân trên địa bàn và các sở, ban ngành của Tỉnh. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để Đức Cơ tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân để phấn đấu xây dựng Đức Cơ trở thành vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh.