26/04/2024 lúc 21:17 (GMT+7)
Breaking News

Chư Prông: Khởi sắc ở một huyện vùng biên giới

VNHN - Huyện Chư Prông nằm về phía Tây nam của tỉnh Gia Lai, có 42 km đường biên giới chung với nước bạn Campuchia. Là huyện có tiềm năng về nông nghiệp, nhưng trong nhiều năm trước đây, do ảnh hưỡng về thiên tai, dịch bệnh, giá cả nông sản không ổn định dẫn đến đời sống kinh tế của một bộ phận đồng bào không có việc làm, thiếu ăn, phải vào rừng chặt phá gỗ kiếm sống. Đứng trước tình hình đó, nên ngay từ đầu, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Chư Prông lần thứ XVI (2015 - 2020), đã xác định rõ mụ

VNHN - Huyện Chư Prông nằm về phía Tây nam của tỉnh Gia Lai, có 42 km đường biên giới chung với nước bạn Campuchia. Là huyện có tiềm năng về nông nghiệp, nhưng trong nhiều năm trước đây, do ảnh hưởng về thiên tai, dịch bệnh, giá cả nông sản không ổn định dẫn đến đời sống kinh tế của một bộ phận đồng bào không có việc làm, thiếu ăn, phải vào rừng chặt phá gỗ kiếm sống. Đứng trước tình hình đó, ngay từ đầu, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Chư Prông lần thứ XVI (2015 - 2020), đã xác định rõ mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế, từng bước ổn định đời sống người dân ở huyện vùng biên giới này.

Thu hoạch chè tại xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông

Từ mục tiêu đó, mà trong 5 năm qua, kinh tế của huyện Chư Prông đã từng bước được ổn định và phát triển, nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Kinh tế tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2015-2020 là 9,74%/năm, tăng 1,64% so với Nghị quyết. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 42,5 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2015, đạt 106,3% so với nghị quyết.

Đặc biệt, trong những năm gần đây huyện đã tập trung khai thác các thế mạnh của địa phương, phân vùng đầu tư có trọng điểm, chủ động chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, tăng cường khai thác quỹ đất và nâng cao hệ số sử dụng đất; chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân. Trong nhiệm kỳ qua, huyện đã chú trọng triển khai thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và hình thành một số mô hình "Nông hội" trên địa bàn. Chăn nuôi tiếp tục được duy trì.

Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU về đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển sản xuất
nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện. Theo tinh thần đó, hàng năm huyện
 đều bố trí ngân sách, nguồn lực hợp lý và huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân để triển khai thực hiện có hiệu quả. Huyện Chư Prông đã triển khai thực hiện 09 dự án khoa học công nghệ (trong đó 08 dự án lĩnh vực nông nghiệp) với tổng kinh phí là 7,5 tỉ đồng. Nghị quyết số 03 cũng xác định việc sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao là hướng đi chủ đạo nhằm nâng cao chất lượng, giá trị các mặt hàng nông sản, cải thiện đời sống người dân. Hàng loạt những mô hình sản xuất chăn nuôi mới ra đời, như mô hình chăn nuôi  hươu, nai ở xã IaPia; mô hình trồng măng tây ở xã Thăng Hưng, Bàu Cạn; mô hình trồng dâu nuôi tằm; mô hình nuôi heo siêu nạc của tập đoàn Hòa Đại Phát v.v…Nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở Chư Prông khi đi vào hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhờ vậy mà những vấn nạn xã hội trên địa bàn cũng giảm nhiều. Hướng đến mục tiêu trở thành vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh, huyện Chư Prông đã đầu tư hàng chục tỷ đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Cùng với đó, huyện tạo dựng các mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với nông dân, giữa nông dân với nhau. Theo đó, doanh nghiệp, hợp tác cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, nông dân liên kết với nhau để sản xuất cùng loại mặt hàng, cùng tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn số lượng.

Vườn chuối thương phẩm ở một trang trại trên địa bàn huyện Chư Prông

Trong nhiệm kỳ qua huyện cũng đã chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng cơ bản. Tập trung huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong đó, đã huy động tối đa các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vốn đóng góp của nhân dân, các tổ chức, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả trên địa bàn. Hiện Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) đang đầu tư trang trại chăn nuôi với 24.000 con bò, tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. Về phát triển năng lượng tái tạo thì có Tập đoàn HBRE, Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức, Công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển Miền núi. Nhiều doanh nghiệp cũng đang đề nghị được đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao khi công trình thủy lợi ở Ia Lâu, Ia Mơr hoàn thành như Tập đoàn Hòa Phát, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao... Nếu thuận lợi, các dự án này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển mà còn đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân.

Cùng với đó, chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số cũng được đẩy mạnh. Huyện Chư Prông còn quan tâm phát triển văn hóa – xã hội. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục được tăng cường, cơ sở vật chất, trang thiết bị  dạy học được quan tâm nhiều hơn, Cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với nội dung trọng tâm là xây dựng gia đình, thôn, làng, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, trong những năm qua được các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện đẩy mạnh thực hiện và được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ nên đã tạo ra nếp sống, lối sống văn minh trong xã hội.

 Trạm y tế xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông

Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ huyện luôn làm tốt công tác xây dựng, phát triển, tăng cường sức chiến đấu và sự lãnh đạo của Đảng, coi đây là yếu tố cơ bản dẫn đến mọi thành công. Đảng bộ huyện Chư Prông hiện có 60 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc. Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã xây dựng quy chế làm việc ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ và chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế, trên cơ sở đó đã phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị./.