27/04/2024 lúc 03:54 (GMT+7)
Breaking News

Báo động nạn ô nhiễm tại các tuyến kênh ngăn mặn tại Kiên Giang

VNHN - Là địa phương giáp biển nên vào mùa khô, nhiều địa phương ở tỉnh Kiên Giang phải tổ chức công trình kiểm soát nước, ngăn nước mặn xâm nhập vào các tuyến kênh dân sinh, thủy lợi. Tùy điều kiện, vị trí địa lý mà mỗi nơi tổ chức xây dựng bằng công trình kiên cố, nhưng cũng có nơi tổ chức đắp đập tạm.

VNHN - Là địa phương giáp biển nên vào mùa khô, nhiều địa phương ở tỉnh Kiên Giang phải tổ chức công trình kiểm soát nước, ngăn nước mặn xâm nhập vào các tuyến kênh dân sinh, thủy lợi. Tùy điều kiện, vị trí địa lý mà mỗi nơi tổ chức xây dựng bằng công trình kiên cố, nhưng cũng có nơi tổ chức đắp đập tạm.

Tại nhiều tuyến kênh trong vùng U Minh Thượng, lục bình giăng kín nhiều tuyến kênh, trải dài đến mút tầm nhìn. Tuy nhiên, đáng lo hơn vẫn là nạn ô nhiễm. Tại các đầu công trình ngăn mặn thường xuất hiện rất nhiều rác, nhất là rác thải nhựa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như sự thiếu ý thức của người dân, sự thiếu sâu sát trong quản lý rác... nhưng quan trọng nhất là gần như thiếu tổ chức trong quản lý công trình.

Cận cảnh rác ngập mặt kênh phía sau đạp ngăn mặn tại khu vực chợ Minh Thuận, xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng. Ảnh: Internet

Điều này không chỉ gây mất vẻ mỹ quan, tại các nơi xuất hiện với mật độ áp đảo, loại rác khó tiêu hủy này còn góp phần lưu giữ và làm nhiều loại rác khác chậm tiêu hủy, gây mùi hôi rất khó chịu. Nhưng đáng lo hơn là nạn ô nhiễm này không chỉ dừng lại ở sự gây khó chịu về mùi và thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe người dân với những hậu quả rất khó lường Tuy quy mô đầu tư có khác nhau, nhưng tất cả đều có điểm chung là ngăn dược dòng nước mặn từ biển lấn sâu vào các tuyến kênh dân sinh, kênh thủy lợi.., giảm bớt thiệt hại do nhiễm mặn.

Đồng thời, tích trữ được lượng nước ngọt giúp người dân ổn định sinh hoạt, sản xuất trong những ngày nắng hạn. Bên cạnh mặt tích cực đó, công trình này đã và đang bộc lộ những nhược điểm có khả năng đe dọa đến sức khỏe người dân trong khu vực với những hậu quả rất khó lường. Trước hết là việc ngăn mặn, làm dòng nước bên trong khu vực ngọt không được lưu thông đã phát sinh nạn xâm lấn của cây lục bình.