09/01/2025 lúc 09:16 (GMT+7)
Breaking News

Vũng Tàu: Thách thức “bủa vây” người nuôi cá lồng bè

VNHN - Người dân nuôi cá gặp nhiều Khó khăn khi các khoản như lãi vay ngân hàng, thức ăn vẫn phải chi trả, mà hàng trăm tấn cá bớp, chim trắng, hàu đã đến kỳ thu hoạch nhưng không có thương lái đến mua. Khiến các hộ dân nuôi thủy sản lồng bè xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu đang đứng ngồi không yên.

VNHN - Người dân nuôi cá gặp nhiều Khó khăn khi các khoản như lãi vay ngân hàng, thức ăn vẫn phải chi trả, mà hàng trăm tấn cá bớp, chim trắng, hàu đã đến kỳ thu hoạch nhưng không có thương lái đến mua. Khiến các hộ dân nuôi thủy sản lồng bè xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu đang đứng ngồi không yên.

Những thách thức đang “bủa vây” người nuôi cá lồng bè

Trước tình hình dịch bệnh, các nhà máy chế biến thủy hải sản tạm ngừng thua mua, các nhà hàng, quán ăn đóng cửa nên giá cả và sức tiêu thụ bị ảnh hưởng nặng nề. Sở NN-PTNT đã nhanh chóng có báo cáo tổng hợp những khó khăn, vướng mắc và ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra đối với nuôi trồng thủy hải sản trên địa bàn tỉnh.

Hiện tại, Sở NN-PT-NT sẽ hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục về giãn nợ, giảm lãi suất, vay thêm vốn ngân hàng theo chủ trương của Chính phủ, nhằm duy trì và tái đầu tư nghề nuôi cá lồng bè. Sở cũng tiến hành hướng dẫn, tư vấn các hộ nuôi trồng cần giảm mật độ nuôi trồng thủy hải sản trong gia đoạn này để tránh tình trạng cung vượt cầu.

Giá cám đồng loạt lên giá gây khó khăn cho người nuôi.

Tuy nhiên, điều mà các hộ nuôi lồng bè lo lắng nhất hiện nay là các khoản nợ cùng lãi suất ngân hàng ngày một tăng lên. Theo các hộ nuôi trồng thủy sản lồng bè tại Long Sơn, dù cá có bán được hay không, hàng tháng vẫn phải chi trả các khoản, như: lãi suất ngân hàng, chi phí thuê nhân công chăm sóc và trông coi lồng bè…

Đặc biệt, những năm trước đây, các đại lý cám thường cung cấp trước, sau khi bán cá mới thu tiền. Hiện nay, do tình hình khó khăn chung nên nhiều đại lý yêu cầu thanh toán tiền trước, thậm chí ngay sau khi dịch bệnh xuất hiện, giá cám cũng đồng loạt tăng lên 200-300 đồng/kg, đã khiến nhiều hộ dân điêu đứng trong việc xoay sở.

Theo chia sẻ của người dân, ông Trần Thanh Thảo (thôn 10, xã Long Sơn) hơn 2 tháng qua đứng ngồi không yên vì 100 lồng bè nuôi cá chẽm, cá bớp đã tới kỳ xuất bán nhưng không có thương lái thu mua. “Hiện hơn 10 tấn cá các loại đã tới kỳ xuất bán nhưng không có ai mua. Chúng tôi đã gọi điện thoại cho các mối quen nhưng họ trả lời do các nhà hàng chưa mở, họ cũng không biết tiêu thụ ở đâu. Chúng tôi đành chờ vậy”.

Các hộ nuôi hàu cũng đang gặp nhiều thách thức.

Theo thông tin khảo sát, không chỉ người nuôi cá, các hộ nuôi hàu cũng đang trong tình trạng tương tự khi giá hàu bị đẩy xuống chỉ còn 15-18.000 đồng/kg (trước đây 42.000 đồng/kg). Ông Bùi Văn Chính (tổ 1, thôn 7, xã Long Sơn) cho rằng, tuy nuôi hàu không tốn chi phí như nuôi cá nhưng với giá bán này, người nuôi cũng không có lãi.

Ông Trần Văn Cường, Giám đốc Sở NN-PT-NT cho biết, Sở sẽ tiếp tục triển khai, sắp xếp các cơ sở nuôi lồng bè như: tổ chức di dời và sắp xếp ổn định vị trí các bè nuôi trong vùng quy hoạch, tiếp tục đo đạc, lập bản vẽ cho các cơ sở nuôi nằm trong vùng quy hoạch. Đặc biệt, sớm hoàn thiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản, để bà con có cơ sở tiếp tục vay vốn ngân hàng tái đầu tư.

Do ảnh hưởng có dịch bệnh khiến việc tiêu thụ thủy sản tại địa phương bị ảnh hưởng nặng nề, giá bị đẩy xuống thấp và không có thương lái đến mua. UBND xã đã đưa ra những biện pháp thiết thực để nhanh chóng giải quyết tình hình khó khăn của các hộ nuôi và đề xuất tỉnh triển khai các gói cứu trợ kịp thời./.