22/11/2024 lúc 16:06 (GMT+7)
Breaking News

Vũ khí hạt nhân và ảnh hưởng của nó

Như truyền thống, người Mĩ coi chiến tranh là giải pháp thay thế ngoại giao, và chiến lược quân sự là khoa học của chiến thắng. Tuy nhiên, ngày nay, trong thế giới vũ khí hạt nhân, sức mạnh quân sự không được sử dụng để đe dọa. Vai trò đó, Schelling nhận định, thuộc về quyền lực thương lượng, và cách khai thác quyền lực này, dù thiện hay ác, để gìn giữ hòa bình hay đe dọa gây ra chiến tranh, hay nói cách khác chính là ngoại giao - ngoại giao bạo lực.

Với hơn 400 trang sách, chỉ với 105.000 đồng, Vũ khí hạt nhân và ảnh hưởng của nó – cuốn sách vừa được xuất bản tại Việt Nam và là cuốn sách đầu tiên Nhà xuất bản Tri thức phát hành bản sách điện tử (ebook) trước khi phát hành bản sách giấy -  tác giả Schelling tập trung vào cách tiềm lực quân sự, thực tế hoặc tưởng tượng - được sử dụng như một sức mạnh thương lượng, dù tinh quái hay vụng về.

Cuốn sách là sự phát triển thêm các phân tích xuất sắc đã được nêu và đề cập đến trong các tác phẩm trước của Thomas Schelling: Chiến lược xung đột (1960) và Chiến lược và Kiểm soát vũ khí (viết cùng Morton Halperin, 1961), và là đóng góp đáng kể vào kho tài liệu ngày càng phong phú về chiến tranh và ngoại giao hiện đại.

Vũ khí hạt nhân đã không được sử dụng trong hệ thống phòng thủ của Liên hợp quốc tại Nam Triều Tiên (Hàn Quốc). Chúng đã không được sử dụng trong cuộc chiến tiếp sau đó với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH). Chúng đã không được sử dụng trong cuộc chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam. Chúng đã không được sử dụng vào năm 1973, khi Ai Cập có hai lực lượng quân đội bao vây quân đội Israel từ hai phía của Kênh đào Suez. Chúng đã không được sử dụng trong cuộc chiến của nước Anh với Argentina tại Quần đảo Falkland. Và điều ấn tượng nhất là chúng đã không được phía Liên Xô sử dụng khi khởi chiến tại Afghanistan, một cuộc chiến kéo dài mà rốt cuộc đã thất bại.

“… Chủ nghĩa khủng bố cũng đã biến đổi kể từ khi tôi viết cuốn sách này. Ngoại trừ một số vụ cướp máy bay mà hầu hết là không liên quan gì đến các cuộc xung đột lớn hơn, chủ nghĩa khủng bố, về căn bản, là hiện tượng của xung đột dân sự, như ở Algeria và một vài nước khác. Từ năm 2001, nó đã chiếm tỉ lệ lớn hơn và có các mô típ đa dạng hơn, trong cả hai khía cạnh: bạo lực và mục đích. Liệu cuốn sách này có cung cấp được bất kì hướng dẫn nào giúp hoạch định một chính sách ứng phó với những kẻ khủng bố hay không?

Một câu hỏi khác có liên quan: Liệu tôi có muốn cuốn sách này rơi vào tay các thủ lĩnh của phe khủng bố hay không? Liệu tôi có nên đặc biệt hoan nghênh, hay bực bội về sự chú ý đến cuốn sách này từ bất kì phía nào sở hữu vũ khí hạt nhân vì mục đích khủng bố? Tôi đã suy nghĩ về câu hỏi này suốt nhiều năm.

Có nên hi vọng những nhân vật có ảnh hưởng ở Bắc Triều Tiên, Iran hay bất kì quốc gia nào có khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân trong những năm tới sẽ đọc cuốn sách này và trở nên khôn ngoan hơn?”.

Tác giả Thomas Schelling

Tác giả Thomas Schelling: là giáo sư kinh tế tại Harvard và là giám đốc của Trung tâm Quan hệ Quốc tế của trường Harvard.

Các tác phẩm: Vũ khí hạt nhân và ảnh hưởng của nó, Nxb Tri thức 2022, Lựa chọn và Kết quả (sắp xuất bản).

Phan Nhàn 

...