Theo đó, Vietnam Airlines cho biết lỗ năm 2021 của Công ty mẹ và hợp nhất tăng so với năm 2020 chủ yếu do các nguyên nhân sau: Trong năm 2021, đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến ngành hàng không toàn cầu trong đó có Vietnam Airlines. Các đợt bùng phát dịch đều diễn ra vào mùa cao điểm quan trọng (cao điểm Tết và cao điểm Hè) đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả khai thác của Vietnam Airlines, sản lượng vận chuyển hành khách năm 2021 chỉ đạt 6,13 triệu lượt khách, giảm 56,6% so với năm 2020.
Với sản lượng vận chuyển sụt giảm, tổng doanh thu và thu nhập khác năm 2021 của Công ty mẹ giảm 39,5% (giảm hơn 13.156,9 tỷ đồng) so với năm 2020, chủ yếu do doanh thu vận tải giảm 39,9% (giảm hơn 12.155,6 tỷ đồng). Trong đó, doanh thu nội địa giảm 57,1%; doanh thu quốc tế giảm 90,3%; doanh thu thuê chuyến giảm 15,3%.
Trong khi đó, tổng chi phí năm 2021 của Công ty mẹ chỉ giảm 23,9% (giảm 10.066,7 tỷ đồng) so năm 2020. Do tổng doanh thu và thu nhập khác của năm 2021 giảm nhiều hơn tổng chi phí dẫn đến lỗ của Công ty mẹ tăng 3.093,4 tỷ đồng so với năm 2020.
" Về việc khoản lỗ hợp nhất năm 2021 tăng so với năm 2020, Vietnam Airlines cho biết, ngoài nguyên nhân liên quan đến tăng lỗ của Công ty mẹ, còn do các công ty con trong lĩnh vực hàng không và các công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh chính găn với vận tải hàng không cũng tăng lỗ như Pacific Airlines, NASCO, NCS, VACS...
Trước tình hình dịch bệnh khó khăn, Vietnam Airlines đã chủ động triển khai các giải pháp quyết liệt trong điều hành hoạt động kinh doanh đề ứng phó và giảm thiếu tôi đa ảnh hưởng của dịch bệnh; tận dụng tối đa sự chia sẻ và hỗ trợ của các đối tác, nhà cung cấp đề duy trì hoạt động liên tục.
Nhờ triển khai hàng loạt các giải pháp như thu hẹp qui mô sản xuất, cắt giảm tôi đa chi phí, đàm phán giảm giá dịch vụ...mức lỗ 6 tháng cuối năm 2021 giảm đáng kể so với mức lỗ 6 tháng đâu năm 2021.
Ngày 25/9/2021, Vietnam Airlines hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thêm 7,96 tỷ đồng, kịp thời bổ sung dòng tiền và giúp cải thiện tình hình tài chính. Cùng với đó, các chuyến bay thường lệ nội địa bắt đầu được phép khai thác trở lại từ tháng 10/2021, đường bay quốc tế từ tháng 1/2022, Vietnam Airlines tin tưởng hoạt động kinh doanh đã từng bước ổn định và đang chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi và phát triển trong giai đoạn tới.
Tuy nhiên, theo BCTC quý I/2022 mới công bố, Vietnam Airlines tiếp tục báo lỗ 2.621 tỷ đồng chỉ trong 3 tháng đầu năm 2022.
Cụ thể, 3 tháng đầu năm 2022, Vietnam Airlines đạt doanh thu hợp nhất hơn 11.600 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức doanh thu cao nhất kể từ quý 2/2020, thời điểm dịch Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng nặng nề đến ngành hàng không.
Tuy nhiên, giá vốn bán hàng vẫn vượt doanh thu khiến Vietnam Airlines lỗ gộp gần 1.600 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí khác, hãng bay ghi nhận lợi nhuận trước thuế âm 2.621 tỷ đồng. Đây cũng là quý lỗ thứ 9 liên tiếp của Vietnam Airlines. Mức lỗ trên khiến lỗ lũy kế Vietnam Airlines đã lên 24.500 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD).
Như vậy sau quý I, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines lại âm 2.160 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa ảnh hưởng đến việc giao dịch cổ phiếu HVN vì quy định hủy niêm yết do lợi nhuận âm vượt vốn chủ sở hữu tính theo báo cáo tài chính kiểm toán năm. Cụ thể, báo cáo tài chính năm 2021 sau kiểm toán của Vietnam Airlines cho thấy vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12 là số dương, tức là hơn 2,2 tỷ cổ phiếu HVN vẫn có thể ở lại HoSE.
Năm nay, một thử thách đặt ra cho Vietnam Airlines, đó là nếu lợi nhuận vẫn không dương thì doanh nghiệp tiếp tục bị liệt vào danh sách bị hủy niêm yết bắt buộc do 3 năm làm ăn thua lỗ.
Trên thị trường, cổ phiếu HVN đang trong diện kiểm soát giao dịch, kết phiên ngày 26/5 ở mức 17.850 đồng/cổ phiếu.