18/11/2024 lúc 20:29 (GMT+7)
Breaking News

Việt Nam sẽ là một trong số 15 nước có nền nông nghiệp phát triển nhất Thế giới đến năm 2030

VNHN - Việt Nam đã đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và trở thành nước xuất khẩu nông sản đứng thứ hai Đông Nam Á, thứ 15 trên thế giới với 10 nhóm mặt hàng nông, lâm, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ. Mục tiêu đến năm 2030, nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới.

VNHN - Việt Nam đã đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và trở thành nước xuất khẩu nông sản đứng thứ hai Đông Nam Á, thứ 15 trên thế giới với 10 nhóm mặt hàng nông, lâm, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ. Mục tiêu đến năm 2030, nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất Thế giới.

 

Đó là yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững.

Các doanh nghiệp là “trụ cột” trong việc phát triển

Thời gian qua, tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp đạt khá; năng suất, chất lượng và hiệu quả không ngừng được nâng cao. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã quan tâm và triển khai dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp hàng đầu thế giới về tôm, cá tra, lúa gạo, cà phê, v.v...

Hệ thống doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã hình thành với trên 50 nghìn doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm cả sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông sản, các dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, trong đó khoảng 10.200 doanh nghiệp trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản. Cùng với đó, cơ chế chính sách của Nhà nước ta hiện nay đã tạo điểu kiện và hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp về cơ chế đầu tư. Việc ban hành các chính sách đúng đắn, hiệu quả của Đảng và Nhà nước; quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ, nông dân, nông thôn.

Nhà nước đã áp dụng các loại hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp như: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, mô hình kinh tế hộ; trong đó, các doanh nghiệp đang là “trụ cột”, là “đầu tàu” trong việc thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam.

Thực tế cho thấy, Nhà nước cần có chính sách để doanh nghiệp hợp tác với các thiết chế khu vực nông nghiệp thúc đẩy việc tích tụ, tập trung đất đai tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao trong nông nghiệp, sản xuất các mặt hàng nông sản có chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn hơn. Mục tiêu để giúp các Doanh nghiệp có được những định hướng cho việc đầu tư, có khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu; tạo vị thế xây dựng thương hiệu quốc gia Nông nghiệp Việt Nam.

Chính phủ nước ta sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính; cắt giảm mạnh các rào cản về điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp, tạo sức hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 80.000 đến 100.000 doanh nghiệp có hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hiệu quả, trong đó khoảng 3.000 đến 4.000 doanh nghiệp có quy mô lớn và 6.000 đến 8.000 doanh nghiệp quy mô vừa.

Để làm được điều này, Nhà nước sẽ hoàn thiện chính sách tín dụng cho các dự án nông nghiệp theo hướng hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Kịp thời tổng hợp các kiến nghị, khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý để xử lý hoặc chuyển tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Các doanh nghiệp nông nghiệp cần phát huy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, đạo đức kinh doanh, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường; nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, nỗ lực chung sức cùng Chính phủ và người dân đưa các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra thị trường thế giới thành công.

Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ tiên tiến hiện đại trong nông nghiệp

Doanh nghiệp được xem như một vai trò then chốt thì khoa học công nghệ đóng vai trò không kém vẫn chủ đạo trong hoạt động và sản xuất nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập luôn không tách rời với xu thế của Cách mạng Công nghiệp 4.0

Một thực tế được nhìn nhận về nền nông nghiệp nước ta hiện nay chính là trình độ khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp còn thấp, ứng dụng khoa học công nghệ và các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế còn hạn chế, chỉ có gần 5% số doanh nghiệp nông lâm thủy sản được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương.

Nhưng Nông nghiệp Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội cần khai thác đặc biệt quỹ đất, nguồn nhân lực và tận dụng cơ hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. “Vì vậy, trong thời gian tới, người dân và cộng đồng doanh nghiệp phải cùng nhau chung sức để đưa Việt Nam vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về hàng nông sản” – Nghị quyết của Chính Phủ nêu rõ.

Thời gian qua, tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp đạt khá; năng suất, chất lượng và hiệu quả không ngừng được nâng cao. Hiện nay, Việt Nam đã đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và trở thành nước xuất khẩu nông sản đứng thứ hai Đông Nam Á, thứ 15 trên thế giới với 10 nhóm mặt hàng nông, lâm, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ đô la Mỹ.

Mục tiêu đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 3,0%/năm và  tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6%-8%/năm.  Để đạt được điều này, Chính phủ và doanh nghiệp cần phải nỗ lực trong việc Phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bảo đảm phù hợp với nhu cầu thị trường, kế hoạch và chiến lược phát triển ngành nông nghiệp mang tính bền vững, ổn định và hiệu quả.

Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nông nghiệp; nghiên cứu phát triển công nghệ sau thu hoạch, khắc phục tổn thất sau thu hoạch, có lợi cho nông dân, gia tăng giá trị sản phẩm và tạo ra những ưu thế so sánh nhất định cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.