24/01/2025 lúc 08:42 (GMT+7)
Breaking News

Việt Nam không phải là nơi có nguy cơ của hàng giả

VNHN-Đó là khuyến nghị của ông Peter Folwer, Cố vấn cấp cao cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ tại "Hội thảo Khu vực châu Á về Phòng chống Buôn bán Thực phẩm, thức uống, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng nhanh giả mạo" do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Văn phòng bản quyền sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ (USPTO), Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)... phối hợp tổ chức ngày 2/4.

VNHN-Đó là khuyến nghị của ông Peter Folwer, Cố vấn cấp cao cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ tại "Hội thảo Khu vực châu Á về Phòng chống Buôn bán Thực phẩm, thức uống, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng nhanh giả mạo" do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Văn phòng bản quyền sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ (USPTO), Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)... phối hợp tổ chức ngày 2/4.

 

Nâng cao ý thức của người tiêu dùng, hãy là người tiêu dùng thông minh, tẩy chay hàng giả, hàng nhái. Nguồn: Internet

Còn nhiều khó khăn trong đấu tranh, xử lý

 “Theo thống kê của cơ quan chức năng Mỹ, tỉ lệ hàng giả mạo Việt Nam nhỏ chưa tới 1%, tỷ lệ lớn nhất là từ Trung Quốc chiếm 80%, kế đến là Ấn Độ và vài quốc gia khác. Tôi có thể nói Việt Nam không phải là điểm tập trung, chú trọng nguy cơ nguồn gốc hàng giả đi vào thị trường Mỹ. Đó là danh tiếng, nên quan tâm bảo vệ để thế giới biết đến Việt Nam là nơi không phải là nguy cơ của hàng giả”, ông Peter Folwer nhấn mạnh.

Trên thực tế, những vụ buôn lậu hàng giả, hàng nhái xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy mô lớn vào Việt Nam vừa bị triệt phá, cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

Điển hình mới đây, bốn công-ten-nơ hàng hóa mở tờ khai vận chuyển độc lập tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực I, được khai báo là hàng bách hóa. Tuy nhiên, kiểm tra thực tế, cơ quan hải quan phát hiện: 13.890 phụ kiện điện thoại giả mạo nhãn hiệu Apple, Samsung; hơn 45 nghìn bộ quần áo giả mạo Puma, Nike, Adidas; hơn 1.400 đôi giày giả mạo Converse, Adidas; 700 túi xách giả mạo LouisVuitton, Giorgio Armani, Mont Blanc; 5.100 ví giả mạo LouisVuitton, Gucci; 1.125 đồng hồ giả mạo Rolex, Piguet, Chanel, Tagheuer, Breitling; 970 sản phẩm trang sức, phụ kiện giả mạo Starbucks, Catier, Rolex, MontBlanc, Dior.Tiếp đó, năm công-ten-nơ mở tờ khai vận chuyển độc lập tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), khai báo là hàng may mặc tiêu dùng. Nhưng qua khám xét, cho thấy là máy nén khí giả mạo nhãn hiệu Samsung; túi xách, ví giả mạo Gucci, Hermes; giày giả mạo Adidas, Nike; máy ảnh giả mạo Casio...

Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình kiểm soát hàng hóa xâm phạm quyền quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan đang gặp phải một số vướng mắc, như: Nghị định số 45/2017/NĐ-CP quy định, nhãn hàng nhập khẩu nếu ghi không đầy đủ các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn, thì người nhập khẩu được phép ghi bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt trước khi lưu thông.

Do đó, đã phát sinh nhiều trường hợp cơ quan hải quan phát hiện hàng hóa có nhãn phụ mang dấu hiệu giả mạo xuất xứ, nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn giả mạo nguồn gốc hàng hóa, nhưng không có cơ sở để xử lý tại khâu nhập khẩu.

Bên cạnh đó, việc xử lý hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền quyền sở hữu trí tuệ cũng bất cập: Luật Hải quan quy định không tạm dừng hàng quá cảnh để làm thủ tục hải quan, nhưng Nghị định số 99/2013/NĐ-CP lại quy định phải xử lý đối với hành vi xâm phạm này, cho nên cơ quan hải quan không biết dựa vào quy định nào để thực thi nhiệm vụ.

Hậu quả là, năm 2017, các đối tượng lợi dụng triệt để quy định của Luật Hải quan để vận chuyển quá cảnh hàng hóa xâm phạm quyền quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái từ Trung Quốc về Việt Nam, sau đó đưa sang Lào và Cam-pu-chia tiêu thụ.

Đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ quy định, hải quan phải kiểm tra, giám sát và tạm dừng làm thủ tục hải quan, nhưng lại không có chế tài xử lý hàng giả theo loại hình này. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân lại thiếu quan tâm, phối hợp trong quá trình trao đổi thông tin, đấu tranh, bắt giữ và xử lý xâm phạm để bảo vệ thương hiệu, sản phẩm của mình.

Trên thực tế, hiện nay, ở Việt Nam chưa có luật riêng về chống buôn lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, mà nằm rải rác ở các văn bản khác nhau gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong thực thi pháp luật. Đơn cử như khái niệm về gian lận thương mại, hàng lậu chưa được phân định rõ ràng với khái niệm buôn lậu. Khung hình phạt đối với buôn lậu đặt ra trong hệ thống pháp luật còn hạn chế...

Thực thi các chiến lược ngăn chặn buôn lậu hàng tiêu dùng giả mạo, bảo vệ người tiêu dùng

Tại hội thảo khu vực châu Á về "phòng chống buôn bán hàng giả hàng nhái thực phẩm, thức uống, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng nhanh giả mạo" do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức mới đây, đại diện các cơ quan hải quan, bảo vệ người tiêu dùng, đều cùng chung nhận định, hàng giả đưa vào Việt Nam từ nhiều nguồn, nhiều nước. Trên thực tế tại Việt Nam, việc ngăn chặn hàng giả, hàng nhái qua biên giới hiện nay rất khó khăn.

Ngoài các lô hàng lớn đi đường biển, những lô hàng giả, hàng nhái quy mô nhỏ lẻ đi đường bưu điện, chuyển phát nhanh qua đường hàng không cũng phát triển khá nhiều, rất khó cho việc kiểm tra, khám xét hàng giả. Hàng giả không chỉ xảy ra  ở Việt Nam, hàng giả được đưa từ các nước trên thế giới vào Việt Nam, vì vậy rất cần sự phối với các quốc gia để nhận biết, phát hiện, ngăn chặn.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có sự phối hợp với cơ quan FBI của Mỹ, tổ chức sở hữu trí tuệ trong việc chống hàng giả, hàng nhái. Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu. Việt Nam thành lập Ban chỉ đạo quốc gia 389 về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Trưởng ban, Bộ Tài chính là cơ quan thường trực, cùng với sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành.

Năm 2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng - Phó Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã ban hành kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2019, với 11 nhiệm vụ cụ thể.

Với chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính, thời gian tới đây Tổng cục Hải quan tiếp tục tăng cường các hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hàng hóa xâm phạm quyền sử hữu trí tuệ về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại; các mặt hàng ảnh hưởng sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng.

Toàn Ngành đặt quyết tâm trong thời gian tới sẽ xử lý triệt để, tận gốc các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên thị trường, từ kiểm tra trên khâu lưu thông đến nơi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý đồng bộ, xuyên suốt với các vụ việc liên tỉnh, có tính chất phức tạp, nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, từ phía các doanh nghiệp sản xuất, cần có sự đầu tư ứng dụng công nghệ để hỗ trợ cho người tiêu dùng phát hiện hàng giả, hàng nhái sản phẩm của doanh nghiệp mình. Đồng thời, tuyên truyền phổ biến kiến thức nâng cao ý thức của người tiêu dùng, hãy là người tiêu dùng thông minh, tẩy chay hàng giả, hàng nhái; thực hiện truy xuất nguồn gốc bằng mã vạch, mã số code QR…

Theo báo cáo thống kê của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, trong giai đoạn từ 2014-2018, lực lượng 389 đã xử lý 1.057 vụ liên quan đến buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, vi phạm sở hữu trí tuệ; Thu nộp ngân sách hơn 91 nghìn tỷ đồng.

Theo TC Tài chính