19/01/2025 lúc 07:21 (GMT+7)
Breaking News

Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam công bố Chương trình Đào tạo về Tài sản số

Năm 2024 đang là thời điểm sôi động nhất của thị trường về Tài sản số. Theo báo cáo khảo sát tại 60 quốc gia trên 4 tiêu chuẩn, tính đến tháng 12/2023, có 32/60 quốc gia đã chính thức hợp pháp Tài sản số.

Cụ thể 4 tiêu chuẩn theo báo cáo khảo sát bao gồm: Thuế, Chống rửa tiền/chống tài trợ khủng bố (AML/CFT), Bảo vệ người dùng và Tiêu chuẩn của nhà cung cấp dịch vụ Tài sản số của Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council).

Đặc biệt, 10 quốc gia trong nhóm G20 (chiếm 50% GDP toàn cầu) đều đã chính thức ban hành quy định quản lý các hoạt động liên quan đến Tài sản số.

Theo các chuyên gia, việc chưa ban hành khung pháp lý cho Tài sản số và nhà cung cấp dịch vụ Tài sản số sẽ khiến các quốc gia bỏ lỡ một thế hệ nhà đầu tư mới đang rất quan tâm đến lĩnh vực này. Việt Nam là một thị trường khá sôi động và tiềm năng, nơi có 20% dân số sở hữu tài sản mã hoá (crypto), dẫn đến nhiều cơ hội nhưng rủi ro, thách thức cũng rất lớn.

Do đó, cần thúc đẩy tiếp cận phổ biến chính sách quản lý tài sản theo Kế hoạch hành động Quốc gia về phòng và chống rửa tiền.

A person standing on a stage

Description automatically generated

TS.Trần Quý -  Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam trình bày về khung pháp lý về Tài sản số tại Hội thảo do Ủy ban Đối ngoại – Quốc hội tổ chức

Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang tăng cường ban hành các quy định và khung pháp lý quản lý về Tài sản số (hoặc “tài sản ảo” với các tên gọi Digital Asset - DA, Crypto Asset – CA hoặc Virtual Asset - VA), Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Quyết định 194/QĐ-TTg ngày 23/2/2024 của Chính phủ Việt Nam về “Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt nhằm đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách Xám của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF - Financial Action Task Force)”  đã xác định 17 hành động (nhiệm vụ) cấp bách nhằm đưa Việt Nam ra khỏi vùng xám (Grey Zone) trong lĩnh vực tài chính.

A person standing in front of a camera

Description automatically generated

TS.Trần Quý trả lời phỏng vấn báo chí về Tài sản số - chìa khóa mở cửa nền kinh tế số 

Quyết định 194/QĐ-TTg có ba hành động liên quan đến Tài sản số (VA, VASP), gồm: 

(1) Hành động 6 (lần đầu tiên định nghĩa Tài sản số (VA) và nhà cung ứng dịch vụ Tài sản số (VASP - Virtual Asset Service Provider) được đưa vào văn bản chính thức tại Việt Nam, xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh đối với VA và VASP)

(2) Hành động 7 (tiếp cận khu vực tư nhân thông qua các hoạt động tiếp cận cộng đồng, đánh giá rủi ro ngành và các nghĩa vụ tuân thủ AML/CFT (AML: Anti-Money Laundering - chống rửa tiền và CFT: Counter-Financing Terrorist - chống tài trợ cho khủng bố)) bằng các biện pháp trừng phạt tài chính và báo cáo giao dịch đáng ngờ, đặc biệt tập trung vào ngành có rủi ro cao); 

(3) Hành động 8 (xây dựng cơ chế thu thập, cập nhật và lưu trữ thông tin về các chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân, đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, hiệu quả, có tính răn đe).

Trong Hành động số 6: Chính phủ đưa ra kế hoạch ban hành khung pháp lý về Tài sản số trước tháng 5/2025. Gần đây nhất, Dự thảo chiến lược quốc gia về chuỗi khối (blockchain) đến năm 2030 cũng được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, dự kiến cũng sẽ được ban hành trong năm 2024. 

Tài sản số đã trở thành một phần quan trọng của hệ thống tài chính toàn cầu. Đây là cơ hội vàng để các nhà quản lý, các tổ chức liên quan, các nhà đầu tư nắm bắt và hiểu rõ hơn về lĩnh vực Tài sản số, chuẩn bị cho những cơ hội phía trước. Tuy nhiên, cùng với cơ hội cũng là những thách thức lớn về tuân thủ pháp lý và quản lý rủi ro.

A person standing in front of a large banner

Description automatically generated

Buổi đào tạo về Tài sản số cho các chuyên gia tư vấn doanh nghiệp tháng 4/2024

Để đáp ứng nhu cầu học hỏi và trang bị kiến thức cho các tổ chức hoạt động về lĩnh vực liên quan đến Tài sản số (nhà quản lý, ngân hàng, tổ chức về công nghệ tài chính - fintech,...) và nhà đầu tư,..., Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam đã giới thiệu chuỗi chương trình đào tạo về "Tài sản số - Cơ hội và thách thức" do các chuyên gia của viện trực tiếp giảng dạy.

Chủ trì chương trình đào tạo do TS.Trần Quý, một chuyên gia với hơn 27 năm kinh nghiệm về tư vấn, đào tạo và triển khai trong lĩnh vực công nghệ, kinh tế số và tài chính số. TS.Trần Quý là một trong những chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam, có kiến thức sâu rộng và nhiều kinh nghiệm về Tài sản số, ông cũng là người đã trực tiếp tham gia vào việc xây dựng và tư vấn khung pháp lý cho nhiều tổ chức tài chính lớn. TS.Trần Quý cũng là diễn giả thường xuyên tại các hội thảo quốc tế về Tài sản số và blockchain

Bà Bùi Thị Thủy Tiên – Phó Viện trưởng – Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam trình bày chủ đề “Định hướng nguồn nhân lực trong bối cảnh Kinh tế số - Tài sản số” tại Trường Đại học Kinh tế  - Luật

Chương trình đào tạo này được xác định là khóa học đặc biệt. Ban giảng huấn sẽ mang đến những bài học thực tế, những phân tích sâu sắc và kinh nghiệm quý báu của mình để giúp học hiểu sâu các kiến thức về Tài sản số, trở thành nhà quản lý, nhà đầu tư thông minh và thành công trong lĩnh vực này. Chương trình đào tạo sẽ tập trung vào các vấn đề về tính thời sự của Tài sản số:

  1. Hiểu rõ về Tài sản số: Từ khái niệm cơ bản đến những xu hướng mới nhất trên thị trường cũng như tương lai của lĩnh vực Tài sản số.

  2. Nắm bắt cơ hội đầu tư: Phân tích các cơ hội đầu tư tiềm năng trong thị trường Tài sản số.

  3. Đối phó với thách thức: Nhận diện và quản lý rủi ro liên quan đến Tài sản số: 

  4. Cập nhật khung pháp lý: Thông tin mới nhất về các quy định pháp lý trong và ngoài nước như đạo luật MiCA (Châu Âu), Mỹ, Nhật Bản,..., đặc biệt là là các quy định pháp lý liên quan đến Tài sản số ở Việt Nam.

TS.Trần Quý điều phối hội thảo về “Tài sản số - chìa khóa mở cửa nền kinh tế số” tại Techfest Việt Nam (Bộ KH&CN)

Trong bối cảnh thị trường Tài sản số đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và các quy định pháp lý cũng dần được hoàn thiện, việc trang bị kiến thức và kỹ năng đầu tư vào Tài sản số là vô cùng cần thiết.

Chương trình đào tạo "Tài sản số - cơ hội và thách thức" chính là cơ hội để bạn cập nhật kiến thức, nắm bắt cơ hội và đối phó với những thách thức trong lĩnh vực này. Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 15/6/2024 đến ngày 15/8/2024 vào các tối Thứ bảy hàng tuần trên nền tảng trực tuyến. Mọi thông tin xin liên hệ Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam (địa chỉ: 135 Pasteur, quận 3, TP.HCM; Email: info@vide.vn – Hotline: 096 96 96 000)

* Một số hình ảnh về hoạt động của TS. Trần Quý

TS.Trần Quý đạo tạo về Tài sản số cho Giảng viên khoa Luật – Trường ĐH Thái Bình Dương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Bộ Văn hóa  - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cùng các đại biểu (trong đó có TS Trần Quý) tại triển lãm Quốc tế về An ninh Quốc phòng.

Nguyễn Bá Phước